30/04/2020 13:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

ĐH Bách khoa TP.HCM giới thiệu loạt sản phẩm công nghệ phòng chống COVID-19

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Hàng chục sản phẩm khoa học, công nghệ được Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19.

ĐH Bách khoa TP.HCM giới thiệu loạt sản phẩm công nghệ phòng chống COVID-19 - Ảnh 1.

Buồng lấy mẫu và khử khuẩn bề mặt di động - Ảnh: THY HUYỀN

Ngày 30-4, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tổng kết và giới thiệu các sản phẩm khoa học, công nghệ do trường nghiên cứu, thiết kế trong thời gian xảy ra dịch COVID-19.

Theo PGS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng nhà trường - các sản phẩm công nghệ này là kết quả của quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhiều đơn vị trong trường, thực hiện ngay trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 vừa qua.

Buồng lấy mẫu và khử khuẩn bề mặt di động do Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia điều khiển số và kỹ thuật hệ thống (DCSELab) chế tạo, sử dụng trong việc lấy mẫu bệnh không tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Sau khi lấy mẫu, buồng được khử khuẩn trước khi lấy mẫu kế tiếp đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro phát tán bệnh ra khu vực lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Công nghệ diệt khuẩn bằng đèn tia cực tím.

Máy thở đơn giản hoạt động với nguyên lý ép/thả túi ambu một cách tự động để đưa dòng không khí vào phổi bệnh nhân tương ứng với hai pha hít vào và thở ra. Các thiết bị chính của máy gồm: túi ambu, động cơ DC servo, bộ điều khiển, cảm biến áp suất vi sai, phổi giả, bình cấp oxy. Sản phẩm đang được hoàn thiện sau nhiều lần chỉnh sửa và hội ý với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

ĐH Bách khoa TP.HCM giới thiệu loạt sản phẩm công nghệ phòng chống COVID-19 - Ảnh 2.

Máy thở đơn giản - Ảnh: THY HUYỀN

Máy phun dung dịch sát khuẩn rửa tay không tiếp xúc sử dụng công nghệ siêu âm, phun dung dịch rửa tay theo tiêu chuẩn WHO để tạo ra các hạt sương dung dịch có thể len lỏi vào các kẽ bàn tay đồng thời tự động phát hiện có bàn tay và điều khiển phun dung dịch.

ĐH Bách khoa TP.HCM giới thiệu loạt sản phẩm công nghệ phòng chống COVID-19 - Ảnh 3.

Máy phun dung dịch rửa tay không tiếp xúc - Ảnh: THY HUYỀN

Hệ thống khử khuẩn di động do Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí Bách khoa (BK-RECME) chế tạo có khả năng khử khuẩn di động trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài. Hiện hệ thống đang được chuyển giao thương mại hóa cho các doanh nghiệp liên quan và các đơn vị có nhu cầu, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.

Buồng khử khuẩn di động do DCSELab kết hợp với Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) chế tạo. Thiết kế gồm cảm biến phát hiện người và tự động phun; có đèn tín hiệu, hệ thống phun siêu âm 360 không gây ướt và giúp khử khuẩn toàn bộ cơ thể; dung dịch khử khuẩn anloyte đã được pha chế và kiểm định yếu tố an toàn khi sử dụng.

Thiết bị mặt nạ dẫn khí do nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polymer - khoa công nghệ vật liệu (PGS.TS Huỳnh Đại Phú, NCS Nguyễn Thái Hòa phối hợp với BS Nguyễn Thiên Bình) nghiên cứu và thiết kế. Thiết bị gồm có 3 bộ phận được thiết kế để cổng cấp khí vào có thể kết nối với màng lọc khuẩn, không khí trước khi vào mặt nạ sẽ được lọc sạch, tránh nhiễm chéo, cho phép bác sĩ mang trong nhiều giờ. Thiết kế này cũng có thể sử dụng làm mặt nạ thở cho bệnh nhân. Hiện nhóm đã cung cấp sản phẩm cho Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) để các y, bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh nhân.

Máy tự động tạo thân khẩu trang y tế và hàn quai siêu âm đơn điểm do nhóm giảng viên khoa cơ khí (PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc và TS Nguyễn Thanh Hải) nghiên cứu, đã chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà.

Ngoài các sản phẩm trên, nhiều nhóm giảng viên, sinh viên trường còn có hàng loạt sản phẩm thiết thực khác hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như: kính chắn giọt bắn (có khả năng chống bụi, giúp tránh và ngăn ngừa tối đa dịch bắn, giọt bắn từ hắt hơi, ho…); quai đeo khẩu trang, móc vào quai làm giảm áp lực lên tai. Các sản phẩm này đều sử dụng công nghệ in 3D do nhóm nghiên cứu công nghệ in 3D chế tạo (ThS Huỳnh Hữu Nghị - khoa cơ khí).

Nhóm cán bộ và sinh viên bộ môn kỹ thuật hóa hữu cơ - khoa kỹ thuật hóa học cũng đã pha chế gel sát khuẩn, xịt sát khuẩn, nước rửa tay dành cho cán bộ và sinh viên của trường. Các sản phẩm này được trang bị tại các vị trí trọng yếu của trường như: đầu các tòa nhà (khu vực cầu thang), các phòng họp, phòng tiếp khách… Nhà trường còn tặng cho các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM và đồng bào các tỉnh phía Bắc.

Ấn tượng Việt Nam: những khuôn mặt của tuyến đầu chống dịch

TTO - Để mỗi ngày có thêm người khỏi bệnh COVID-19 được ra viện, những con người ấy đã để lại sau lưng cuộc sống bình thường để toàn tâm cho công việc. Cuộc chiến chưa kết thúc, nhưng chiến thắng chắc chắn mang khuôn mặt lạc quan của họ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar