18/08/2021 09:25 GMT+7

Dệt may: Khó khăn đè nặng nửa cuối năm

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Nửa đầu năm 2021, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp dệt may niêm yết tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, với làn sóng dịch COVID-19 bùng phát, áp lực thiếu nhân sự, chi phí logistics đè nặng nửa cuối năm.

Dệt may: Khó khăn đè nặng nửa cuối năm - Ảnh 1.

Thách thức đè nặng doanh nghiệp dệt may vào nửa cuối năm 2021 do dịch COVID-19 tác động - Ảnh: TT

Lợi nhuận ròng tăng

Theo ước tính của Chứng khoán VNDirect, tổng doanh thu nửa đầu năm 2021 của các công ty dệt may niêm yết tăng hơn 7% (so với mức nền thấp khi cùng kỳ năm trước bị ảnh hưởng đợt dịch đầu tiên bùng phát), song giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Do nhanh chóng lấy được đơn hàng dịch chuyển từ các nước đối thủ sang Việt Nam, Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư và thương mại TNG (mã chứng khoán TNG) và CTCP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) đều có doanh thu tăng trưởng cao, lần lượt tăng gần 29% và 30%.

Biên lợi nhuận gộp một số doanh nghiệp được cải thiện mạnh mẽ trong nửa năm qua. Trong đó biên lợi nhuận gộp của Sợi Thế Kỷ (STK) đạt gần 20%. Lợi nhuận gộp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) tăng gần 7 điểm phần trăm so với cùng kỳ nhờ hưởng lợi từ các đơn hàng FOB chuyển từ Myanmar và Ấn Độ sang Việt Nam.

Dù vậy, do thiếu hụt các đơn hàng khẩu trang, vải anti-virus và chi phí vận chuyển tăng cao từ các đơn hàng ODM (trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm), nên biên lợi nhuận gộp của TNG và Dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công (TCM) đều giảm.

Tổng kết nửa đầu năm 2021, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp dệt may niêm yết tăng 90% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn gần 26% so với cùng kỳ năm năm 2019.

Cơ hội giành thị trường từ đối thủ cạnh tranh

Các nhà xuất khẩu dệt may của Ấn Độ đang đối mặt nguy cơ mất phần lớn đơn hàng vào tay các đối thủ như Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka và Pakistan. Nhiều nhà máy may của Ấn Độ phải đóng cửa hoặc chỉ hoạt động 50% công suất để ngăn chặn các ca lây nhiễm COVID-19 mới.

Ngành dệt may của Myanmar đối mặt cùng lúc hai vấn đề lớn là số ca nhiễm COVID-19 tăng và tình hình chính trị bất ổn.

Dù đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư gây ra nhiều thách thức với Việt Nam, nhưng VNDirect cho rằng những tác động tiêu cực đối với Myanmar và Ấn Độ là cơ hội để chúng ta tăng thị phần tại Mỹ và Hàn Quốc.

TNG, May Sông Hồng (MSH) và GIL có thể hưởng lợi vì nhà máy đặt tại Thái Nguyên, Nam Định và Huế - nằm ngoài tâm dịch hiện tại.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 70% doanh thu xuất khẩu của GIL trong 6 tháng đầu năm nay. Ước tính sự gia tăng đơn đặt hàng do những gián đoạn nguồn cung ở thị trường Ấn Độ và Myanmar sẽ đóng góp 20% và 15% vào doanh thu của TNG và MSH trong năm 2021.

Tín hiệu khả quan là hiện nay người tiêu dùng Mỹ và EU có nhu cầu mua sắm mạnh mẽ sau khi gỡ lệnh phong tỏa. Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 50,6 tỉ USD (+31%), trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc đạt 35,3 tỉ USD (+27%).

VNDirect kỳ vọng Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam trong năm 2021-2022.

Chồng chất thách thức nửa cuối năm

Dịch COVID-19 đang bùng phát ở khu vực phía Nam có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), giãn cách xã hội kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may, khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện tỉ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%, do không đủ kinh phí để thực hiện "3 tại chỗ".

Ngành dệt may Việt Nam đối mặt thách thức thiếu hụt lao động và tỉ lệ tiêm vắc xin cho ngành vẫn thấp. Trong kịch bản tích cực, nếu COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng 8-2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2021 chỉ đạt 33 tỉ USD (-6% so với cùng kỳ), hoàn thành 84% kế hoạch cả năm.

Chứng khoán VNDirect nhận định, tình trạng thiếu container rỗng và chi phí logistics tăng cao có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đơn hàng ODM và OBM (thiết kế sản phẩm mang thương hiệu và tạo thành phẩm).

VITAS dự báo nếu dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng này thì số lượng công nhân dự kiến chỉ đạt 65%. Do đó, thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ là thách thức lớn cho ngành trong quý 3 này.

Ấn tượng dệt may

TTO - Chỉ sau hai thập niên, dệt may Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục (bình quân trên hai con số qua mỗi năm), liên tục cải thiện vị trí xếp hạng trong tốp 5 cung ứng thế giới.

BÔNG MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Đà Nẵng thu gần 2.000 sản phẩm không rõ xuất xứ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ở các phố du lịch; Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng ngôn từ quảng cáo lố trong quảng cáo mỹ phẩm; Bắt nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar