07/09/2022 08:05 GMT+7

Đẹp mà không đẹp

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Câu chuyện vẽ bậy được báo chí liên tục phản ánh gần đây làm chúng ta liên tưởng đến bài học "đẹp mà không đẹp" trong sách Tiếng Việt lớp 2.

Đẹp mà không đẹp - Ảnh 1.

Bức tranh chú ngựa mà cậu học trò vô tư vẽ đẹp thật đấy, nhưng việc thể hiện không "đúng nơi, đúng chỗ" ngay trên bức tường trắng của nhà trường là hành vi không đẹp chút nào.

"Bài học vỡ lòng" này giúp chúng ta nhìn nhận một điều rằng, việc vẽ vào bất cứ thứ gì mà chưa xin phép và được cho phép đều có thể trở thành hành vi không đẹp, cho dù đó là tác phẩm mang tính nghệ thuật.

Vậy mà bao năm qua, hành vi không đẹp ấy tồn tại và có chiều hướng nở rộ khắp nơi ở các thành phố lớn, trong đó có TP.HCM. Từ nội thành đến ngoại thành; từ các thùng đựng rác, bờ tường, nhà chờ xe buýt, trạm biến áp đến các công trình cầu đường, cửa nhà người dân đâu đâu cũng xuất hiện các hình vẽ lem nhem. Đỉnh cao của nó là hành vi bôi bẩn lên các toa tàu metro số 1 (Suối Tiên - Bến Thành) và công trình mang tính biểu tượng của Sài Gòn như cầu Thủ Thiêm 2.

Hậu quả của việc vẽ bậy là không hề nhỏ. Đơn cử như để xóa những vết sơn vẽ nguệch ngoạc trên cầu Thủ Thiêm 2, ngành giao thông phải cần tới 14 loại dung môi tẩy rửa nhưng không thể trả lại cho cây cầu hiện trạng ban đầu. Hay như hầm chui đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) hiện nay "không thể nào cứu được" bằng việc tẩy rửa thông thường.

Các công trình của Nhà nước đã vậy, còn với tài sản của người dân thì sao? Chắc chắn không ai có thể bình thản trước hình thù quái dị bỗng dưng "mọc" ngay trên cửa nhà mình vào một buổi sáng mai thức dậy. Nhưng thực tế cho thấy nhiều người dân TP.HCM đang phải bất lực chịu cảnh "tra tấn" này. Rõ ràng không chỉ gây thiệt hại về công sức, tiền bạc, vẽ bậy còn trực tiếp gây mất mỹ quan ở một đô thị lớn nhất nước.

Ở nhiều quốc gia, hành vi vẽ bẩn lên tài sản hoặc các công trình công cộng cũng đang là vấn nạn. Và để "dẹp loạn", có nơi đã áp dụng các hình thức xử lý nghiêm khắc như phạt tiền, tù; có nơi dùng biện pháp... đánh roi mây hoặc lao động công ích. Còn ở ta, việc giám sát và xử lý hầu như chưa được chú trọng đúng mức, nếu không muốn nói có nơi vẫn xem đó là "việc vặt".

Nhưng ở một thành phố được xây dựng phát triển theo hướng "văn minh - hiện đại" như TP.HCM, không thể nào chấp nhận sự tồn tại của hành vi vẽ bậy bất chấp mọi lúc, mọi nơi như thế này. Chúng ta cần nhân rộng những công trình xanh - sạch - đẹp đang có ở nhiều tuyến đường, ngõ hẻm mà các cá nhân, đoàn thể sáng tạo; cần tạo "sân chơi" đúng nơi, đúng lúc cho những người thực sự đam mê môn vẽ nghệ thuật (graffiti), song song các biện pháp chế tài, xử phạt.

Chỉ khi nào việc "dẹp loạn" vẽ bẩn được xem là nhiệm vụ trong tiến trình xây dựng mỹ quan đô thị, khi ấy bộ mặt khu trung tâm của TP.HCM mới có thể đẹp như Singapore như kỳ vọng của chủ tịch UBND TP.HCM.

Sau loạt bài của Tuổi Trẻ, công an sẽ 'tăng cường tuần tra bắt quả tang hành vi vẽ bậy'

TTO - Lực lượng công an đang cố gắng tuần tra, kịp thời phát hiện bắt quả tang hành vi vẽ bậy để lập hồ sơ xử lý. Tùy vào mức độ vi phạm, thiệt hại có thể xử lý hành chính hoặc hình sự.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: vẽ bậy

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar