30/07/2019 08:05 GMT+7

Dẹp 'chợ luận văn' được không?

NHẬT HUY
NHẬT HUY

TTO - Dư luận nhiều lần phản ảnh, Bộ GD-ĐT vào cuộc nhưng "chợ luận văn" thạc sĩ, tiến sĩ vẫn hoạt động nhộn nhịp và phát triển tỉ lệ thuận với số lượng gia tăng người học thạc sĩ, tiến sĩ.

Cái giá quá rẻ, "Chi 15 triệu đồng có ngay luận văn thạc sĩ" (Tuổi Trẻ 29-7). Chợ tồn tại như thách thức các quy định của Bộ GD-ĐT và làm vạ lây cả những người đã "dùi mài kinh sử".

Bộ GD-ĐT trong quy chế đào tạo thạc sĩ yêu cầu luận văn thạc sĩ đã rào chắn rất kỹ, nếu được tuân thủ sẽ khó có chuyện "cầm nhầm". 

Như luận văn "phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ; việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo; kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào"...

Ngoài rất nhiều quy định chi tiết về quy trình giao đề tài luận văn thạc sĩ, cử người hướng dẫn, lập hội đồng chấm luận văn, nhiều hàng rào kỹ thuật khác cũng được dựng lên để đảm bảo chất lượng luận văn thạc sĩ. Trong đó có thể kể đến việc đưa vào sử dụng phần mềm chống đạo văn, cũng như yêu cầu công khai luận văn lên mạng...

Chặt chẽ, kín kẽ nhưng nhiều "luận văn chợ" vẫn lọt lưới giáo viên hướng dẫn, cán bộ phản biện, ra tới hội đồng và bảo vệ thành công?

Tình trạng này kéo dài đã ít nhiều làm méo mó hình ảnh tấm bằng thạc sĩ dưới mắt mọi người. Các đơn vị, cá nhân liên quan đều có lỗi. Trước hết là chủ sở hữu "luận văn chợ", kế đến là cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và chính những người cầm tấm bằng thạc sĩ mà luận văn tốt nghiệp được thuê viết. Cũng không thể không nhắc tới các đơn vị sử dụng nhân lực chạy theo bằng cấp khi bố trí quy hoạch, cất nhắc, đề bạt mà không dựa vào năng lực, hiệu quả công việc.

Do vậy, chừng nào thạc sĩ vẫn là "giải pháp rửa bằng" cử nhân, để đánh bóng hồ sơ cá nhân, là giấy thông hành để tiến tới những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp... chừng đó "chợ luận văn" vẫn tồn tại. Vì mục tiêu của việc học thạc sĩ không phải là năng lực, là kiến thức, là kỹ năng mà đơn giản chỉ là tấm bằng, vốn có thể giúp chủ nhân của nó đổi đời.

Càng ngày, số người học sau đại học càng nhiều. Nhu cầu học tập, nâng cao trình độ là chính đáng và lành mạnh. Nhưng nếu những "chợ luận văn" này vẫn tồn tại, đó là sự bất công với những người miệt mài học tập để có được tấm bằng đúng với công sức "dùi mài kinh sử" của họ.

Chẳng lẽ cứ mãi kéo dài sự bất công trong giáo dục đại học, chấp nhận giả dối trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, chấp nhận "những người có năng lực nghiên cứu, phát triển và giải quyết các vấn đề của hiện tại và tương lai" lại cầm trên tay tấm bằng có được nhờ luận văn chợ!?

Chấm dứt tình trạng này được không? Có thể. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không ai khác, chính Bộ GD-ĐT phải thúc các đơn vị, cá nhân có liên quan sửa lỗi của mình, làm đúng các quy định mà bộ đã ban hành về đào tạo sau đại học. Việc này cần làm ngay, quyết liệt, nếu không càng khoét sâu bất công trong đào tạo, làm méo mó tấm bằng thạc sĩ.

TTO - Có bằng thạc sĩ được tăng lương, mới được đưa vào diện quy hoạch, đi dạy… Thế là người người đi học thạc sĩ. Và vô số dịch vụ ăn theo cũng nở rộ, nhất là viết thuê luận văn thạc sĩ.

NHẬT HUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar