27/04/2012 17:12 GMT+7

Đền Thái Vi yên tĩnh giữa đại ngàn

Bài và ảnh: HUỲNH THU DUNG
Bài và ảnh: HUỲNH THU DUNG

TTO - Nằm yên tĩnh giữa rừng núi đại ngàn vùng đất huyền thoại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, đền Thái Vi là một di tích lịch sử vô cùng quý báu, gắn liền với lịch sử triều đại nhà Trần.

Đền Thái Vi yên tĩnh giữa đại ngàn

Phóng to

Ai xuôi thuyền Tam Cốc dạo chơi thắng cảnh nhớ ghé đền Thái Vi chiêm ngưỡng một không gian văn hóa lịch sử vô cùng độc đáo và có giá trị này.

Đến đền Thái Vi có hai cách, hoặc là trên đường xuôi thuyền vào Tam Cốc, đến lối lên bờ thì dừng chân ở đầu con đường nhỏ đi bộ vào đền. Hai là từ bến đò Văn Lâm rẽ phải, đi theo đường bộ, con đường song hành với dòng Ngô Đồng để vào đền.

Đền nằm trong một không gian tĩnh mịch, dáng dấp vô cùng cao quý, thanh tao. Nơi đây là một ngôi đền thiêng liêng, thờ các vị vua đầu của triều đại nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các vị tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên.

Ngôi đền đầu tiên nơi này đã được xây dựng ngay sau khi kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi năm 1258, khi vua Trần Thái Tông quyết định nhường ngôi cho con rồi lui về vùng núi non này, lập am Thái Vi để xuất gia. Sau này các vị vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông cũng xuất gia tại đây.

Phóng to

Đường vào đền cây xanh ngát tỏa bóng mát cả lối đi. Dựa lưng vào núi Cấm Sơn, mặt hướng ra sông Ngô Đồng, cả một khung cảnh của đền tạo nên cảm giác thật yên bình thanh tịnh.

Trước đền còn lại Giếng Ngọc xây bằng đá xanh và hai con ngựa ngay trước cổng Nghi Môn cũng được xây dựng bằng đá xanh nguyên khối. Con đường chính trục dẫn vào chính điện băng qua một gác chuông làm bằng gỗ lim, mái lợp mũi hài, các góc nhọn cong vút lên như hình đuôi chim phượng.

Phóng to
Phóng to

Sân đền và con đường chính đạo đều được làm bằng đá xanh. Hàng hiên trước là sáu hàng cột tròn làm bằng đá xanh, chạm nổi đầu rồng chầu vào chính điện. Nhang án đặt giữa chính điện cũng là một khối đá xanh lớn và bề thế, tạo nên giá trị vô cùng lớn cho ngôi đền này.

Bởi đây có thể được xem là một ngôi đền duy nhất được làm hoàn toàn bằng đá xanh nguyên khối nhưng đường nét trang trí vô cùng uyển chuyển như thể là chạm trổ trên gỗ, thể hiện tài năng chạm khắc đá của người thợ lành nghề trong vùng, đã tạo nên mọi chi tiết sống động còn nguyên giá trị đến ngày nay và cả đến mai sau.

Phóng to

Chính điện thấp và tĩnh mịch, theo đúng phong cách đền chùa miền Bắc, bên trong trầm và tối, tạo cảm giác trang nghiêm. Tượng các vị vua Trần, các tướng lĩnh, hoàng hậu Thuận Thiên.. đặt trang trọng trên án thờ.

Mùi hương trầm lan đi khắp nơi. Người đến viếng đền không bao giờ vãn nên hương không bao giờ tàn hết. Người giữ đền thấy có khách đến thăm bèn gõ một hồi trống thiêng để không khí trong đền thêm long trọng.

Phóng to

Đền Thái Vi gắn liền với lịch sử đời nhà Trần, nên đây là một nơi linh thiêng để người dân khắp nơi trên cả nước đến để tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần. Bên cạnh đó, với kiến trúc truyền thống “nội công ngoại quốc”, đường nét trang trí tinh tế sắc sảo, đền còn chuyên chở những giá trị văn hóa, kiến trúc, tinh thần vô giá cần được yêu quý, trân trọng, giữ gìn mãi với thời gian.

Bài và ảnh: HUỲNH THU DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar