01/04/2024 16:15 GMT+7

Đến Malaysia chiêm ngưỡng loài hoa lớn nhất thế giới

Có cơ hội ngắm hoa Rafflesia - loài hoa lớn nhất thế giới - là một may mắn hiếm có của bất kỳ du khách nào khi đến Malaysia.

Du khách Việt trải nghiệm với hoa Rafflesia ở Malaysia từ khoảng cách 2m - Ảnh: HẢI KIM

Du khách Việt trải nghiệm với hoa Rafflesia ở Malaysia từ khoảng cách 2m - Ảnh: HẢI KIM

Trên thế giới có khoảng 30 loài hoa thuộc giống Rafflesia, riêng tại bang Sabah, Malaysia hiện có khoảng 9 loài. Được mệnh danh là loài hoa lớn nhất thế giới với đường kính hoa thông thường từ 80cm đến 1,1m, Rafflesia đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.

Vào những ngày cuối tháng 3-2024, Vườn bảo tồn tư nhân Kokob Rafflesia ở Ranau, bang Sabah chào đón một bông hoa Rafflesia nở rực rỡ.

Bông hoa khổng lồ có đốm màu đỏ mọc lên một cách khó đoán, khiến chúng là sản phẩm du lịch khó bỏ qua của nhiều du khách quốc tế khi đến Malaysia.

Là loài hoa ký sinh nên Rafflesia mọc lên trực tiếp từ cây chủ mà nó sinh sống, không có thân cũng như lá cây.

Điều làm cho loài hoa này được du khách "săn đón" chính thời gian sinh trưởng lâu, phải sau 5 năm chúng mới có thể nở hoa, nhưng chỉ trong vòng vài ngày là đã khô héo.


Vòng đời của hoa kéo dài khoảng một tuần và ngày rực rỡ nhất rơi vào ngày thứ 3 và 4 của chu kỳ. 

Vì vậy, những du khách may mắn được chiêm ngưỡng loài hoa này ở thời điểm hoa bung nở đều có cảm xúc khó tả.

Bông hoa lớn nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng, trở thành sản phẩm du lịch khó bỏ qua của nhiều quốc gia, trong đó có Malaysia. - Ảnh: HẢI KIM

Bông hoa lớn nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng, trở thành sản phẩm du lịch khó bỏ qua của nhiều quốc gia, trong đó có Malaysia. - Ảnh: HẢI KIM

Như bông hoa mà đoàn khách may mắn ngắm được nở từ ngày 26 đến 31-3. 

Theo chủ khu vườn, Rafflesia thực chất là một loài nấm, thường ký sinh trên thân cây, điều kiện sống của hoa khá đặc thù là chỉ mọc ở nơi ẩm ướt, có các bụi trúc và cây dây leo.

Trong thời gian nở, chúng tạo ra một mùi thối như xác chết để thu hút các loài ruồi tới giúp chúng thụ phấn nên còn được gọi là hoa xác chết.

Nhưng mùi hôi thối này và màu sắc của nó lại là những tác nhân hấp dẫn côn trùng đến giúp đỡ cho quá trình thụ phấn của hoa. Bông hoa sau đó sẽ héo tàn và trở thành một đốm đen xấu xí.

Chính vì sự nhảy cảm với môi trường sống của loài hoa nên các du khách chỉ có thể ngắm hoa từ xa, khoảng 2m.

Xét về tính thẩm mỹ, đây không phải là loài quyến rũ, nhưng sự "kỳ lạ" của nó cũng như thời gian nở ngắn ngủi, khó sinh trưởng khiến loài hoa này thu hút sự hiếu kỳ của du khách thập phương.

Rafflesia còn được người địa phương dùng để làm thuốc chữa bệnh. Dù được các nhà thực vật học nhân giống nhưng không phải nơi nào cũng có thể cho ra hoa thành công ở môi trường tự nhiên.

Ông Walter Deypalan - hướng dẫn viên du lịch của thành phố Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia - cho biết do vẫn khó đoán được khả năng ra hoa nên mỗi lần hoa nở, khu vườn nhanh chóng thông báo đến các công ty du lịch, bán vé cho du khách đến chiêm ngưỡng.

Giá vé vào cổng từ 10 đến 30 ringgit, tương đương khoảng 50.000 đến 150.000 đồng/người/lượt tùy theo số hoa và người nước ngoài hay địa phương.

Từ khi hoa được đưa vào khai thác phục vụ du khách, nhiều nhà vườn đã cố gắng nhân giống thay vì chỉ tìm hái để làm thuốc, vì thế có thể nói du lịch đang cứu loài hoa này khỏi nguy cơ tuyệt chủng cao.

Vườn bảo tồn loài hoa Rafflesia ở Rauna, bang Sabah, Malaysia thuộc về tư nhân. Từ khi nuôi dưỡng thành công loài hoa này, vườn đón khá nhiều du khách. - Ảnh: HẢI KIM

Vườn bảo tồn loài hoa Rafflesia ở Rauna, bang Sabah, Malaysia thuộc về tư nhân. Từ khi nuôi dưỡng thành công loài hoa này, vườn đón khá nhiều du khách. - Ảnh: HẢI KIM

Thông tin về kích thước của bông hoa, thời gian nở được ghi rõ trên vé vào tham quan tại vườn bảo tồn - Ảnh: HẢI KIM

Thông tin về kích thước của bông hoa, thời gian nở được ghi rõ trên vé vào tham quan tại vườn bảo tồn - Ảnh: HẢI KIM

Nụ hoa Rafflesia, kế bên là xác một bông hoa Rafflesia đã héo tàn có màu đen. Theo dự báo, nụ hoa này sẽ nở trong vòng 9 ngày nữa - Ảnh: HẢI KIM

Nụ hoa Rafflesia, kế bên là xác một bông hoa Rafflesia đã héo tàn có màu đen. Theo dự báo, nụ hoa này sẽ nở trong vòng 9 ngày nữa - Ảnh: HẢI KIM

Hoa Rafflesia được in trên tờ tiền mệnh giá 10 ringgit của Malaysia - Ảnh: HẢI KIM

Hoa Rafflesia được in trên tờ tiền mệnh giá 10 ringgit của Malaysia - Ảnh: HẢI KIM

Cận cảnh bông Rafflesia khiến nhiều du khách quốc tế phải tò mò - Ảnh: HẢI KIM

Cận cảnh bông Rafflesia khiến nhiều du khách quốc tế phải tò mò - Ảnh: HẢI KIM

Loài hoa lớn nhất thế giới sắp biến mất mãi mãi

60% loài hoa Rafflesia, còn gọi là hoa xác chết và là loài hoa lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, theo nghiên cứu mới đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loạt kênh đầu tư cùng 'nóng': Vàng bạc tăng cao, chứng khoán sát đỉnh lịch sử

Nửa đầu năm 2025, một số kênh đầu tư có diễn biến phân hóa, song gần đây lại đồng loạt tăng giá.

Loạt kênh đầu tư cùng 'nóng': Vàng bạc tăng cao, chứng khoán sát đỉnh lịch sử

Sữa, mì gói, trứng gà của Việt Nam tăng tốc thâm nhập thị trường Campuchia

Nửa tháng qua, các thương hiệu Việt Nam tăng đáng kể sự hiện diện trên thị trường Campuchia, đặc biệt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Sữa, mì gói, trứng gà của Việt Nam tăng tốc thâm nhập thị trường Campuchia

Thị trường nhà ở TP.HCM: Nhà ở xã hội rất thiếu; căn hộ dưới 30 triệu/m² mất hút

TP.HCM gần như không còn nhà ở có giá vừa túi tiền, đặc biệt là căn hộ dưới 30 triệu đồng/m².

Thị trường nhà ở TP.HCM: Nhà ở xã hội rất thiếu; căn hộ dưới 30 triệu/m² mất hút

Kiểm tra xe tải, phát hiện hàng trăm con heo nhiễm dịch tả heo châu Phi

Phú Thọ phát hiện gần 200 con heo không rõ nguồn gốc, nhiều con nhiễm dịch tả châu Phi, khi kiểm tra một xe tải đi qua địa bàn.

Kiểm tra xe tải, phát hiện hàng trăm con heo nhiễm dịch tả heo châu Phi

Dự án trọng điểm kênh Tham Lương chậm tiến độ: 69 nhà thầu nhưng công trường vắng hoe

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên vẫn chậm tiến độ dù có tổng cộng 69 nhà thầu tham gia.

Dự án trọng điểm kênh Tham Lương chậm tiến độ: 69 nhà thầu nhưng công trường vắng hoe

Đồng loạt tung ra sản phẩm mới, hợp đồng bảo hiểm mua trước tháng 7-2025 sẽ ra sao?

Nửa đầu năm 2025, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam tích cực tái cấu trúc danh mục sản phẩm theo Nghị định 46 của Chính phủ.

Đồng loạt tung ra sản phẩm mới, hợp đồng bảo hiểm mua trước tháng 7-2025 sẽ ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar