13/11/2023 07:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đến chùa báo tin với cha con đậu đại học

Nhận tin trúng tuyển ngành công nghệ thông tin Trường Đại học Sài Gòn, cậu tân sinh viên người Hoa Từ Tăng Cơ Nghiệp (quận 5, TP.HCM) lặng lẽ đến ngôi chùa gần nhà thắp nén nhang trước hũ tro cốt của cha để báo tin vui.

Từ Tăng Cơ Nghiệp hướng dẫn em trai làm quen môn tin học bằng chiếc máy tính do chú út tặng đứa cháu mồ côi - Ảnh: K.ANH

Từ Tăng Cơ Nghiệp hướng dẫn em trai làm quen môn tin học bằng chiếc máy tính do chú út tặng đứa cháu mồ côi - Ảnh: K.ANH

Ba Cơ Nghiệp mất ngay lúc đỉnh dịch COVID-19 quét qua TP.HCM năm 2021. Thiếu vắng cha, dù cuộc sống gia đình khó khăn hơn rất nhiều song bạn vẫn quyết đến giảng đường bởi "lúc còn sống ba từng mong ước con trai phải vào đại học".

Nghiệp rất ngoan, toàn tự học vì biết mẹ không có tiền cho đi học thêm. Cháu cũng đã tự vạch ra kế hoạch học hành, còn nói vào học ổn định rồi sẽ tìm việc làm thêm để san sẻ bớt gánh nặng với mẹ trong chi tiêu của con.

Bà LÂM THỊ THANH HIỀN (mẹ Cơ Nghiệp)

Con nhớ lời hứa với ba

Đám giỗ thứ hai của cha vừa qua cách đây chưa lâu. Hai năm trước, ngay giữa đỉnh dịch, ông nội Nghiệp vẫn phải đến bệnh viện chạy thận mỗi tuần ba lần và không may nhiễm bệnh buộc phải nhập viện điều trị.

Chăm ông nội, cả cha và bà nội của bạn cũng bị lây nhiễm, rồi được đưa đi cách ly điều trị.

Lần lượt các thành viên trong căn hộ nhỏ ấy cũng mắc bệnh và đều vượt qua. Duy nhất Nghiệp không nhiễm nên vừa giúp các thành viên trong nhà vừa thường xuyên điện thoại hỏi thăm tình hình sức khỏe của ba ở khu cách ly.

Bỗng một hôm, tin nhắn của con trai gửi đi lâu rồi mà không thấy ba trả lời. Liên tiếp hàng loạt tin nhắn, cuộc gọi của Nghiệp gửi đi, mong ngóng trong vô vọng. Một cảm giác bất an, bạn lo lắng vô cùng nhưng cô hai trấn an chắc ba không có chuyện gì đâu. Nhưng chỉ vài bữa sau, cô hai gọi Nghiệp qua phòng mẹ và em trai nói chuyện.

"Mình bước vô phòng thấy ai cũng khóc là hiểu ngay nỗi lo của mình thành sự thật rồi. Gia đình nhận tin ba đã mất vì COVID-19. Đầu óc trống rỗng, tưởng như mình đang rơi xuống hồ nước chới với", Nghiệp kể.

Mà Nghiệp nhớ chỉ ít bữa trước đó khi chung cư chưa bị phong tỏa, ba còn chạy xe ôm công nghệ giao hàng kiếm tiền. Có hôm cha về cũng khuya, thấy con trai đang học bài còn ghé ngang nhắc con ráng làm nhanh rồi ngủ sớm để bảo đảm sức khỏe. Thời điểm đó phải học online mà cả hai anh em Nghiệp không có máy tính nên phải học bằng điện thoại và iPad cũ.

"Ba còn kêu thôi ráng để ba tiết kiệm rồi mua cho cái máy tính học cho tiện. Nào ngờ cả cha và bà nội cùng phải đi cách ly điều trị vì bệnh trở nặng. Khi bà nội còn chưa về, cả nhà đã nhận được hũ tro cốt của ba. Chắc không bao giờ mình quên được hình ảnh ám ảnh ấy", Nghiệp rưng rưng như cố nén nỗi đau.

Học để còn lo cho mẹ và em

Hiểu rõ đồng lương công nhân của mẹ sẽ chật vật hơn khi phải lo cho hai anh em ăn học, nên Nghiệp hầu như tự học - Ảnh: KIM ANH

Hiểu rõ đồng lương công nhân của mẹ sẽ chật vật hơn khi phải lo cho hai anh em ăn học, nên Nghiệp hầu như tự học - Ảnh: KIM ANH

Con vi rút không chỉ cướp mất cha mà còn mang luôn cả ông nội của Nghiệp đi mãi mãi. Cái cảm giác trống rỗng và bơ vơ lúc hay tin ba mất cứ đeo bám lấy bạn. Nhưng thay vì ủ dột như mọi người trong nhà, Nghiệp tự dặn mình phải gắng học cho giỏi.

Bởi chỉ có vậy bạn mới có thể phụ mẹ lo cho em trai khi ba mất mới học lớp 4, cũng là thỏa ước mong của cha thấy con vào đại học khi còn sống.

Hiểu rõ đồng lương công nhân của mẹ sẽ chật vật hơn khi phải lo cho hai anh em ăn học, Nghiệp tự học và còn gì chưa hiểu tranh thủ hỏi thêm bạn hoặc thầy cô, chứ hầu như không đi học thêm ngoài tiếng Anh ở một trung tâm gần nhà.

Tổng kết năm học lớp 12, điểm bình quân các môn của bạn đạt 9,1, xếp thứ ba trong lớp. Bạn vào đại học với điểm số của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Mẹ Nghiệp - bà Lâm Thị Thanh Hiền - làm công nhân Công ty PouYuen ở quận Bình Tân nên phải rời nhà sớm mới kịp vào ca, đành nhờ cô hai đưa đón cậu con út đến trường hằng ngày. Hôm nào không phải đi học, Nghiệp đưa đón em trai rồi hai anh em cùng học, cùng chơi. Không còn chồng, đồng lương công nhân của một mình mẹ Hiền đúng là chật vật lắm để có thể lo cho cùng lúc hai đứa con.

Căn hộ nhỏ ở lầu 5 một khu chung cư tại quận 5 (TP.HCM) là không gian sinh sống của tất cả chín người gồm bà nội, cô hai, vợ chồng và hai con của người chú cùng ba mẹ con Nghiệp. Bà Ngu Hạnh (69 tuổi) - bà nội Nghiệp - chỉ nói được tiếng Việt hạn chế nhưng bảo bà vui lắm khi hay tin cháu nội vào đại học.

Bà cũng già yếu, lại không có nguồn thu nhập nào nhưng bà nói các con cùng đi làm, cùng đóng góp để bà lo cơm nước, chi tiêu cho cả nhà nên bà sẽ cố gắng tiết kiệm phần nào phụ lo cho cháu nội đi học.

Bà nói thôi nhà có gì ăn đó nhưng dặn cháu phải học để có tương lai. Bà cười ráng co kéo thì cuộc sống rồi cũng ổn bởi bà rất mong con cháu học hành tới nơi tới chốn như tâm nguyện của ông vốn là một cựu chiến binh từng tham gia hoạt động cách mạng năm xưa từng ao ước.

Chủ động học và có trách nhiệm

Là giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Cơ Nghiệp, cô Hồ Thị Kim Chung (Trường THPT Hùng Vương) nhận xét Nghiệp có tinh thần tự học rất tốt, học giỏi và luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Gặp vướng mắc khi học, Nghiệp tự lên mạng tìm kiếm thông tin rồi gặp thầy cô, bạn bè hỏi liền. Minh chứng là bạn ấy học giỏi, nằm trong tốp ba học sinh dẫn đầu lớp cả ba năm phổ thông.

"Từ ngày ba mất, tôi thấy Cơ Nghiệp càng có ý thức học nhiều hơn. Có lẽ bạn ấy đã sớm nhận thấy trách nhiệm của bản thân với mẹ và em trai còn bé nên ý chí và quyết tâm học hành càng cao hơn trước", cô Kim Chung chia sẻ.

Đến chùa báo tin với cha con đậu đại học - Ảnh 5.

Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận: Học để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường đều có những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tất cả có chung một quyết tâm, được bước tiếp trên con đường tri thức để thực hiện những lời hứa, ước mơ của bản thân và những người tin yêu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar