24/06/2024 12:16 GMT+7

Đến bệnh viện 3 lần, người đàn ông mới phát hiện nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Sau khi ho nhiều, sốt rét đến 40 độ kèm đau vùng thắt lưng, ông Đ.V.N. (60 tuổi, tỉnh Hải Dương) đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương khám và được chẩn đoán mắc "vi khuẩn ăn thịt người" - gây bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Ông N. được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore - một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm - sau 3 lần đến bệnh viện - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ông N. được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore - một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm - sau 3 lần đến bệnh viện - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sáng 24-6, theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, trước khi đến bệnh viện thăm khám, ông N. đã đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên sốt.

Sau đó, ông tự đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương để điều trị trong tình trạng đau cơ vùng thắt lưng và khớp vai phải tăng dần, kèm sốt cao không rõ nguyên nhân, mệt mỏi nhiều.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện khớp vai có viêm và áp xe cơ dưới vai, viêm xương, viêm mủ khớp vai phải. Cấy máu cho ra kết quả mắc vi khuẩn Whitmore, là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật có tên khoa học vi khuẩn Burkholderia pseudomallei - hay còn được biết đến với tên gọi "vi khuẩn ăn thịt người".

Ông N. cho hay thời gian qua ông không đi đâu ngoài tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, ông bị tiểu đường từ 4 năm nay và đã phải tiêm insulin 1 năm trở lại đây.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Long, phó trưởng khoa nhiễm khuẩn tổng hợp bệnh viện, chia sẻ khu vực Hải Dương không thường xuyên báo cáo ca bệnh Whitmore.

Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra tản phát ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, đây là một bệnh khó chẩn đoán, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, không điển hình nên cũng dễ bị bỏ sót, chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

Bệnh có thể diễn biến cấp tính, nhiễm trùng máu nặng, nguy kịch, tử vong, hoặc có thể gặp nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng ẩn, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

"May mắn, vi khuẩn trên bệnh nhân còn nhạy cảm với một số kháng sinh đặc hiệu để điều trị vị khuẩn này. Sau thời gian bệnh nhân nằm viện điều trị, về nhà bệnh nhân còn phải uống thuốc 3-4 tháng.

Cho đến nay, sau thời gian điều trị tích cực, các triệu chứng, biến chứng kèm theo của người bệnh đã có chiều hướng cải thiện rõ rệt, bệnh nhân đã cắt sốt, được hội chẩn chuyên khoa ngoại chấn thương của bệnh viện để cân nhắc phẫu thuật làm sạch ổ viêm", bác sĩ Long cho hay.

Theo bác sĩ Long, bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.

Bệnh Whitmore sẽ thường xuyên gặp trên những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch… Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore.

Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Chủ động phòng bệnh Whitmore

Bác sĩ Long khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh Whitmore như sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

- Ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Đặc biệt đối với những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Một phụ nữ ở Quảng Nam tử vong do mắc bệnh Whitmore

Một phụ nữ ở Quảng Nam tử vong do mắc bệnh Whitmore, căn bệnh do một vi khuẩn được gọi là 'vi khuẩn ăn thịt người' gây ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên, đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar