27/01/2025 06:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đêm trừ tịch và giao thừa: Nghi lễ mang khát vọng năm mới tốt đẹp

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, nghi lễ vào đêm trừ tịch, thời khắc giao thừa mang ý nghĩa thiêng liêng, phản ánh ước mơ, khát vọng tại thời điểm chuyển đổi quan trọng nhất của đất trời.

Đêm trừ tịch và giao thừa: Nghi lễ mang khát vọng năm mới tốt đẹp - Ảnh 1.

Sách Khảo luận về Tết và sách Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần - NXB Tổng Hợp TP.HCM

Việc cúng kiếng hằng năm vào giao thừa cốt để xin chư thần Hành khiển - Hành binh tha thứ.

Đêm trừ tịch còn gọi là đêm cuối cùng của năm cũ, được tính từ chiều 30 tháng chạp. Còn khoảnh khắc hết đêm 30, rạng ngày mùng 1 là thời điểm giao thừa

Đây là khoảnh khắc thiêng liêng để thực hiện các phong tục, tín ngưỡng trừ khử điều xấu trong năm cũ và đón cái tốt đẹp trong năm mới.

Trong tập quán phổ biến, thế nhân chỉ coi trọng tuế âm (tức 12 địa chi) nên Thái Tuế của 12 năm là một chu kỳ; theo đó mà tục cúng Hành khiển - Hành binh vào lúc giao thừa được thực hành nhiều hơn thay cho việc cúng thần/sao Thái Tuế hằng năm của từng cá nhân tại tư gia hay tại các đền miếu thờ thần Thái Tuế.

HUỲNH NGỌC TRẢNG

Cúng thần Hành khiển - Hành binh

Ông Huỳnh Ngọc Trảng cho biết trong đêm trừ tịch, người ta sẽ thực hiện lễ trừ tịch, còn gọi là lễ cúng hai vị Hành khiển - Hành binh để tiễn/đón vị cai quản năm cũ/mới.

Trong tín niệm phổ thông, thay mặt Ngọc Hoàng thượng đế, có 12 vị thần Hành khiển (quan văn) - Hành binh (võ tướng) luân phiên trông coi mọi việc ở thế gian trong một năm, tính từ năm Tý đến năm Hợi. Phụ tá các thần có một phán quan. 

Các thần lo việc thi hành mệnh lệnh của Ngọc Hoàng thượng đế, còn Phán quan lo việc ghi chép công tội của mọi người, gia đình, cộng đồng, thôn xã...

Viết trong cuốn Khảo luận về Tết, ông Trảng nêu rõ một điều phổ biến trong dân gian là với các thần Hành khiển - Hành binh sẽ có vị nhân từ, có vị hung dữ:

"Năm nào gặp vị thần nhân từ thì mưa thuận gió hòa, cuộc sống khang thái. Ngược lại, năm nào đói kém, mất mùa, dịch bệnh, tai ách, loạn lạc triền miên thì do vị thần Hành khiển - Hành binh năm đó giận dữ gây nên.

Đêm trừ tịch và giao thừa: Nghi lễ mang khát vọng năm mới tốt đẹp - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng - Ảnh: HỒ LAM

Cũng có một lý do xác tín dẫn đến tai họa này là do nhu cầu "thu quân bắt lính" của thần".

Tập hợp 12 vị thần Hành khiển - Hành binh là thần Thái tuế, gốc từ tín ngưỡng sùng bái tinh tú, cụ thể là Mộc tinh (sao Mộc).

"Chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt trời là 12 năm nên sao Mộc còn được gọi là Tuế tinh, sau phát triển thành Thái Tuế tinh quân hay Tuế quân, Thái Tuế tôn thần. Do là Tuế tinh/sao của năm nên được thế nhân tôn thành 12 thần Hành khiển: "Hành khiển thập nhị chư thần", ông Trảng cho biết thêm. 

Vì sao cần gây tiếng động trong đêm giao thừa?

Theo ông Trảng, trong đêm giao thừa (khoảnh khắc đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ thoái bộ sinh - diệt để khởi đầu một chu kỳ tái sinh mới), người ta còn hay đốt pháo, ống lệnh, đánh cồng, gõ trống, khua mõ... nhằm gây tiếng động để nhanh chóng xóa bỏ sự thụ động, hoang vắng, tối tăm.

"Tiếng động vang lên giữa tịch tĩnh cũng biểu thị cho sức mạnh xua đuổi các thế lực xấu luôn nương náu trong bóng tối để hại người: tà ma quỷ mị. 

Cũng có lý giải khác cho rằng tiếng pháo, tiếng trống... biểu tượng cho tiếng sấm, thế lực hủy diệt và tạo sức sinh sản. 

Tiếng trống tái tạo tiếng nói của thần sấm, chúa tể của mưa và đấng trừng trị thần (Thiên Lôi đánh quỷ).

Tiếng trống ban lệnh tấn công và chính nó là tiếng gọi các thế lực phù hộ làm sinh sôi nảy nở của cải trên Trái đất. 

Đó cũng là công năng của các loại nhạc cụ thuộc bộ gõ của các đội hát Xéc pùa Mường và hát Sắc bùa của người Kinh, các hình thức diễn xướng khởi đi từ đêm trừ tịch đến tháng giêng ngày Tết", ông Trảng phân tích trong Khảo luận về Tết.

Qua các nghiên cứu, ông Trảng nhận định giao thừa là thời điểm thiêng với nghĩa "tống cựu nghinh tân", tức đón cái mới tốt và trừ bỏ cái xấu cũ. Chính vì vậy, ở thời gian cuối năm, các nghi thức cúng tiễn đã được diễn ra trước Tết là tiễn Táo, sau đó Thần để đến ngày 30 tháng chạp thì đón Táo, Thần về.

Giao thừa đặc biệt nhớ lại mà thương

Tôi được sinh ra ở Hàng Đường. Đây là nơi mà xưa kia, hễ Tết đến xuân về, người dân Hà Nội lại lên đây mua bánh kẹo về đón Tết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar