15/02/2022 07:07 GMT+7

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch

HUỲNH VY
HUỲNH VY

TTO - Trong tiết trời đẹp tối 14 tháng giêng, đồng thời là Valentine 14-2, Đêm thơ Việt Nam năm 2022 đã thu hút đông đảo công chúng đến thưởng thức tại công viên Văn Lang, quận 5, TP.HCM.

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 1.

Bài thơ "Rằm tháng giêng" (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tiết mục bình thơ và ngâm thơ quen thuộc trong các kỳ tổ chức Ngày thơ Việt Nam trên toàn quốc - Ảnh: HUỲNH VY

Đây là một trong những sự kiện lớn nằm trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật "Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2022", diễn ra từ ngày 11 đến 20-2 với nhiều hoạt động đa dạng, được tổ chức tại nhiều địa điểm ở khu vực quận 5, TP.HCM.

Mang chủ đề "Xuân", Đêm thơ Việt Nam năm 2022 mang đến cho khán giả nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được thể hiện dưới các hình thức biểu diễn đa dạng, từ ngâm thơ, bình thơ, biểu diễn ca khúc, múa, trình diễn nghệ thuật, tái hiện các nghi lễ văn hóa truyền thống... thường được người dân tổ chức vào mùa xuân ở TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ. 

Công chúng có dịp thưởng thức những bài thơ, bài hát quen thuộc về mùa xuân, tìm hiểu về những di sản văn hóa như múa bóng rỗi, hát bội Nam Bộ, khám phá các nghi lễ truyền thống trong dịp lễ Kỳ yên, xem múa lân sư rồng, trình diễn các trang phục đặc trưng của các cộng đồng Chăm - Hoa - Kinh - Khmer.

Đặc biệt, tiết mục ngâm thơ "Viết cho đêm không ngủ" của tác giả Nhật Quỳnh ở cuối chương trình gây nhiều xúc động cho khán giả. Bài thơ chia sẻ về những tấm lòng hy sinh, những mất mát và tưởng nhớ những người đã vĩnh viễn ra đi vì đại dịch COVID-19, để giữ bình an cho cuộc sống hôm nay.

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 2.

Các nghệ sĩ thăng hoa trên sân khấu trong ca khúc "Gái xuân" (thơ: Nguyễn Bính, nhạc: Từ Vũ) - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 3.

Các nghệ sĩ thăng hoa trên sân khấu trong ca khúc "Gái xuân" (thơ: Nguyễn Bính, nhạc: Từ Vũ) - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 4.

Đông đảo công chúng đến thưởng thức Đêm thơ Việt Nam năm 2022, hầu hết đều ý thức đeo khẩu trang để giữ an toàn trước dịch COVID-19 - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 5.

Diễn viên biểu diễn "Múa bóng rỗi với mâm vàng", một loại hình múa hát nghi lễ thường được tổ chức vào các dịp lễ hội tại các đình, miếu ở Nam Bộ - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 6.

Các diễn viên tái hiện những nghi thức trong dịp lễ Kỳ yên, diễn ra từ giữa tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch hằng năm tại các đình, miếu Nam Bộ - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 7.

Các nghệ sĩ hát bội biểu diễn một lớp diễn của nghệ thuật hát bội Nam Bộ, trích đoạn trong "Ngày hội di sản" - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 8.

Khán giả hào hứng với màn trình diễn "Nghinh xuân Nguyên tiêu" của đoàn lân sư rồng Hào Dũng Đường - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 9.

Khán giả hào hứng với màn trình diễn "Nghinh xuân Nguyên tiêu" của đoàn lân sư rồng Hào Dũng Đường - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 10.

Màn trình diễn "Nghinh xuân Nguyên tiêu" tái hiện khung cảnh "Tết Nguyên tiêu" vào dịp rằm tháng giêng hằng năm của người Hoa tại Việt Nam - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 11.

Đêm thơ Việt Nam năm 2022 khép lại với tiết mục "TP.HCM - Ngôi nhà chung của chúng ta", thể hiện sự giao thoa văn hóa đa dạng của các cộng đồng dân tộc Chăm - Kinh - Hoa - Khmer đang sinh sống và làm nên diện mạo của TP.HCM hiện tại - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 12.

Tiết mục ngâm thơ "Viết cho đêm không ngủ" gây nhiều xúc động cho khán giả khi chia sẻ về những hy sinh và mất mát sau đại dịch COVID-19 - Ảnh: HUỲNH VY

Đêm thơ Việt Nam năm 2022: Xúc động trong khúc ngâm nhớ về mất mát đại dịch - Ảnh 13.

Đông đảo công chúng đến thưởng thức Đêm thơ Việt Nam năm 2022 - Ảnh: HUỲNH VY

"Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2022" sẽ diễn ra đến hết ngày 20-2 với nhiều hoạt động hấp dẫn: Diễu hành nghệ thuật đường phố - Đêm hội Nguyên tiêu (ngày 15-2 tại Trung tâm Văn hóa quận 5 và Hội quán Nghĩa An).

- Tuần lễ ẩm thực chủ đề "Không gian văn hóa, ẩm thực Việt - Hoa" (diễn ra từ ngày 11 đến 20-2 tại 107 Trần Hưng Đạo, phường 6, quận 5 - khu vực rạp Hoàn Kiếm cũ).

- Triển lãm mỹ thuật, tranh thủy mặc, thư pháp, ảnh nghệ thuật, viết thư pháp, vẽ tranh, trò chơi dân gian… tại Trung tâm Văn hóa quận 5.

Đón di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của người Hoa'

TTO - Chiều 5-7, lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dành cho "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên Tiêu của người Hoa quận 5, TP.HCM" đã diễn ra tại Trung tâm văn hóa quận 5.

HUỲNH VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar