05/08/2023 12:58 GMT+7

Đề xuất Quốc hội cơ chế gỡ vướng cho đầu tư cao tốc theo PPP

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về gỡ vướng cho đầu tư dự án cao tốc hình thức PPP theo hướng tăng vốn nhà nước, phân cấp cho địa phương và sử dụng ngân sách địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất 3 cơ chế mới để hút vốn tư nhân vào lĩnh vực đầu tư đường cao tốc - Ảnh: B.T.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất 3 cơ chế mới để hút vốn tư nhân vào lĩnh vực đầu tư đường cao tốc - Ảnh: B.T.

Ba cơ chế hút vốn tư nhân làm cao tốc

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (dự thảo nghị quyết Quốc hội về gỡ vướng cho đầu tư cao tốc theo PPP) đã đưa ra nhiều cơ chế đột phá quan trọng để hút vốn tư nhân đầu tư vào các dự án cao tốc theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong thời gian tới.

Đó là tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP; phân quyền cho các địa phương được quyết định đầu tư các dự án quốc lộ, cao tốc chạy qua nhiều địa phương; sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác trong trường hợp dự án chạy qua nhiều địa phương.

Giải thích về đề xuất 3 cơ chế mới này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng quy định hiện hành (khoản 2 điều 69 Luật PPP) khống chế tỉ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 50% tổng vốn đầu tư dự án PPP. Trong khi nhiều dự án đang chuẩn bị đầu tư có nhu cầu chi giải phóng mặt bằng lớn, chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư dự án. 

Nếu áp dụng đúng tỉ lệ này, các dự án cao tốc PPP sẽ kéo dài thời gian hoàn vốn, khó khăn trong huy động vốn từ nhà đầu tư tư nhân và các ngân hàng.

Bên cạnh đó, vốn nhà nước tham gia vào các dự án cao tốc, quốc lộ đầu tư theo PPP không bao gồm kinh phí chi trả, giải phóng mặt bằng.

Đối với đề xuất phân cấp cho địa phương được quyết định đầu tư các dự án cao tốc PPP, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ chế này sẽ gỡ vướng, tạo chủ động cho địa phương trong huy động nguồn lực, tham gia đầu tư các công trình quốc lộ, cao tốc để giải quyết các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hiện nay, nhiều địa phương đã đề xuất được làm cơ quan chủ quản đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải như các dự án cao tốc: Mộc Châu - Sơn La, Bắc Ninh - Phả Lại đoạn qua Bắc Ninh, Tuyên Quang - Phú Thọ giai đoạn 2, Tuyên Quang - Hà Giang - Thanh Thủy, Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng đoạn qua Hải Phòng, Ninh Bình.

Về đề xuất sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác để cùng làm một dự án cao tốc PPP trong trường hợp dự án chạy qua nhiều địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có những dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ trên tuyến cao tốc chạy qua 2 địa phương thì rất khó để mỗi địa phương đầu tư một nửa cây cầu, một nửa hầm đường bộ. Vì thế nếu bổ sung quy định này sẽ gỡ vướng cho nhiều dự án hiện nay.

Những dự án nào được hưởng lợi?

Cũng theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới thì có khoảng 11 dự án cao tốc, quốc lộ sẽ được hưởng cơ chế thí điểm này.

Trong đó có các dự án cao tốc: Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng); Bảo Lộc -Liên Khương giai đoạn 1; Hòa Bình - Mộc Châu; Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua TP Hải Phòng; Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình; Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long đoạn từ vành đai 4 đến quốc lộ 18 đoạn qua Bắc Ninh.

Cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước; dự án mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm nâng cấp mở rộng tuyến Cần Thơ - Hậu Giang; nâng cấp quốc lộ 61C đoạn qua TP Cần Thơ và đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ - huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang); mở rộng quốc lộ 14G; đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông, TP Buôn Ma Thuột.

Đề xuất thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Để hoàn vốn các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án thu phí thí điểm 5 năm với các tuyến cao tốc đã và sắp hoàn thành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp, luật sư đều nêu rõ nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một thông điệp chính trị mạnh mẽ...

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Dù chưa biết chính xác thời điểm sẽ đưa ra kết quả đàm phán thuế giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng thị trường chứng khoán trong nước đang 'hồ hởi' hơn sau những thông tin tích cực trong kết quả đàm phán giữa Mỹ và Anh.

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Từng được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ Việt khi bắt tay với Tân Hiệp Phát phát triển nền tảng Giga1, Yeah1 đã trải qua giai đoạn biến động mạnh, từ khủng hoảng với YouTube đến làn sóng thoái vốn của cổ đông lớn.

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar