13/03/2025 08:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề xuất ngừng bắn ở Ukraine, rồi sao nữa?

Cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Ukraine tại Saudi Arabia đã mang lại động lực mới cho đàm phán hòa bình khi 'Ukraine bày tỏ sẵn sàng chấp nhận đề xuất của Mỹ về việc thực thi lệnh ngừng bắn tạm thời trong 30 ngày ngay lập tức'.

Đề xuất ngừng bắn ở Ukraine, rồi sao nữa? - Ảnh 1.

Phái đoàn hai nước Mỹ và Ukraine đàm phán tại thành phố Jeddah, Saudi Arabia ngày 11-3 - Ảnh: REUTERS

Vẫn chưa rõ Nga có chấp nhận đề xuất này hay không nhưng các nhà phân tích gọi thỏa thuận này là động thái khôn ngoan của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - người có vị thế đã suy yếu đáng kể do sự rạn nứt những ngày qua giữa Ukraine và Mỹ.

Chờ lựa chọn của Nga

"Điều này thực sự đẩy Nga vào tình thế buộc phải chấp nhận một thỏa thuận mà bình thường họ sẽ từ chối ngay lập tức, nếu không muốn đối mặt với nguy cơ làm ông Trump tức giận" - nhà khoa học chính trị Sam Charap từ Tập đoàn Rand nhận xét. Giờ đây Nga đứng trước áp lực phải trả lời cho thế giới biết họ có muốn dừng cuộc chiến hay không. 

"Quả bóng đang nằm trong sân Nga" - Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và nhiều chính khách phương Tây có chung nhận định này.

Hiện không có dấu hiệu công khai nào cho thấy Nga sẽ chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài một tháng nói trên. Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ám chỉ ông sẽ yêu cầu nhiều nhượng bộ, chẳng hạn như loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO trong tương lai, trước khi đồng ý dừng cuộc chiến.

Trong cuộc phỏng vấn đăng ngày 12-3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Matxcơva sẽ tránh những thỏa hiệp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân và không chấp nhận sự hiện diện của binh sĩ NATO ở Ukraine trong bất kỳ điều kiện nào.

Giới quan sát cho rằng Nga sẽ không đồng ý ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày vì với Matxcơva, điều đó giống như tạo cơ hội cho các lực lượng Ukraine "bơm máu" trong lúc quân Nga đang đạt được nhiều bước tiến trên chiến trường. 

Tại cuộc họp báo thường niên vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Putin đã nói: "Chúng tôi không cần lệnh ngừng bắn. Chúng tôi cần hòa bình, một nền hòa bình lâu dài và bền vững".

Hiện nay quân đội Nga đang nắm giữ thế chủ động trên chiến trường. Trong những tuần gần đây họ cũng đã giành lại được khoảng 2/3 lãnh thổ mà Ukraine đã kiểm soát vào mùa hè năm ngoái tại vùng Kursk.

Tìm kiếm bảo đảm an ninh

Đề xuất ngừng bắn nói trên ngay lập tức được các đồng minh của Mỹ tại châu Âu ca ngợi. Chủ tịch Ủy ban châu Âu và người đứng đầu Hội đồng châu Âu gọi đây là "diễn biến tích cực".

Theo Tổng thống Zelensky, Mỹ đã đề xuất "ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày, không chỉ liên quan đến tên lửa, drone và bom, không chỉ ở biển Đen mà còn trên toàn bộ tiền tuyến". Đề xuất này vượt ra ngoài phạm vi lệnh ngừng bắn một phần do ông Zelensky đề xuất trước đó, chỉ áp dụng cho các cuộc tấn công bằng drone và tên lửa tầm xa cũng như các hoạt động quân sự ở biển Đen.

Trước cuộc đàm phán hôm 11-3, Kiev đã nhấn mạnh rằng bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng cần bao gồm các bảo đảm an ninh. Tuy nhiên trong tuyên bố chung sau cuộc gặp không có nội dung nào đề cập vấn đề này.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz khẳng định vấn đề bảo đảm an ninh có nằm trong cuộc trao đổi ở Saudi Arabia. "Chúng tôi cũng đã thảo luận chi tiết về cách cuộc chiến này sẽ kết thúc vĩnh viễn, cũng như những loại bảo đảm mà họ sẽ có để mang lại an ninh và thịnh vượng lâu dài" - ông Waltz nói.

Hôm 11-3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các lãnh đạo quân sự châu Âu lập ra kế hoạch "để xác định các bảo đảm an ninh đáng tin cậy" cho Ukraine. Theo Điện Elysee, các lãnh đạo quân sự từ các nước châu Âu và NATO - gồm cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ - đã nhất trí rằng các bảo đảm an ninh "không nên tách biệt khỏi NATO và năng lực của liên minh".

Hiện vẫn còn nhiều thách thức trong việc hoàn tất thỏa thuận, bằng chứng là tình trạng gia tăng giao tranh. Nga tố Ukraine đã tấn công vào Matxcơva và các thành phố khác bằng drone gây chết chóc vào hôm 11-3. Ở nơi khác, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng nước này đã chiếm lại thêm 100km² từ lực lượng Ukraine ở Kursk.

Tuyên bố chung Mỹ - Ukraine hôm 11-3 cho thấy Washington sẽ nối lại viện trợ quân sự cho Kiev, dù họ mong muốn ngừng bắn. Tuyên bố này cũng thể hiện Mỹ vẫn ủng hộ Ukraine dù trước đó ông Trump và Phó tổng thống Mỹ J. D. Vance coi ông Zelensky là trở ngại cho hòa bình.

1 triệu

Báo New York Times dẫn ước tính của Ukraine và phương Tây cho biết cuộc xung đột Nga - Ukraine đến nay đã khiến tổng cộng hơn 1 triệu binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương.

Quân đội Ukraine đánh giá drone chứ không phải pháo hạng nặng đã gây ra khoảng 70% tổng số thương vong cho cả Nga và Ukraine.

Các chỉ huy và quan chức Ukraine cho biết drone tiêu diệt nhiều binh sĩ và phá hủy nhiều xe bọc thép hơn tất cả các loại vũ khí truyền thống cộng lại - bao gồm súng bắn tỉa, xe tăng, pháo và súng cối.

Điện Kremlin lần đầu lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine

Trong những bình luận đầu tiên về đề xuất ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine, Điện Kremlin cho biết họ đang chờ thông tin chi tiết từ Washington.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay, đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar