13/03/2025 10:44 GMT+7

Đề xuất làm công viên điện ảnh Thủ Thiêm bên sông Sài Gòn

Công viên điện ảnh Thủ Thiêm được đề xuất ở bờ sông Sài Gòn, đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến cầu Cạn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) quy mô khoảng 5ha.

Đề xuất làm công viên điện ảnh ở Thủ Thiêm - Ảnh 1.

Phối cảnh công viên điện ảnh Thủ Thiêm- Ảnh: ĐVCC

Ngày 12-3, Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức tọa đàm về định hướng quy hoạch ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.

TP.HCM có đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông và đề án phát triển hành lang sông Sài Gòn vừa đưa vào quy hoạch nhằm xác định một hành lang phát triển về sinh thái, văn hóa, kinh tế bền vững cho TP.HCM từ thượng nguồn cho đến trục Tây Bắc - Đông Nam hướng ra biển.

Đáng chú ý, tại tọa đàm, Liên doanh Công ty cổ phần Hàng hải Thủ Đức và Công ty TNHH Kiến trúc Scene Plus đã trình bày đề án làm công viên điện ảnh Thủ Thiêm và bến thủy ven sông Sài Gòn.

Công viên điện ảnh Thủ Thiêm được đề xuất ở vị trí bờ sông Sài Gòn, đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến cầu Cạn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) với quy mô khoảng 5ha.

Công viên điện ảnh Thủ Thiêm với sứ mệnh là bến trung tâm đầu tiên của TP Thủ Đức tích hợp công viên đa chức năng chủ đề điện ảnh ở cửa ngõ vào trung tâm TP.HCM. Khu vực này được kỳ vọng trở thành một điểm đến văn hóa - du lịch - thương mại tiêu biểu của TP.HCM, kết hợp giữa giá trị lịch sử và công nghiệp văn hóa để phát triển du lịch đường thủy và kinh tế ven sông cả ngày và đêm.

Mục tiêu của đề án nhằm tạo không gian phim trường mở tái hiện bối cảnh Sài Gòn đầu thế kỷ 20, quảng bá di sản đô thị, phục vụ nhu cầu làm phim; 

Phát triển điểm du lịch văn hóa - trải nghiệm nghệ thuật độc đáo, tạo hình ảnh tương xứng hai bên bờ sông khu vực trung tâm; 

Tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, điện ảnh, thu hút du khách và nhà đầu tư; Phát triển bến trung tâm và khu neo đậu cho hạ tầng du lịch đường thủy.

Công viên điện ảnh Thủ Thiêm được đề xuất có 6 khu chức năng chính gồm: Phim trường "Sài Gòn xưa" gồm phố cổ, tuyến xe điện, chợ, bến cảng; 

Bảo tàng điện ảnh để trưng bày, triển lãm, kho tư liệu phim, ra mắt phim; Khu trải nghiệm làm phim gồm studio, công nghệ màn xanh, hóa trang; 

Khu lễ hội - sự kiện gồm không gian trình diễn thực cảnh ven sông; Bến trung tâm, khu neo đậu, CLB du thuyền là điểm đón trả khách, triển lãm, tổ chức sự kiện; 

Dịch vụ hỗ trợ như nhà hàng, quán cà phê, không gian sáng tạo...

TP Thủ Đức ra mắt công viên Sáng tạo ven sông Sài Gòn

Sau công viên bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn), UBND TP Thủ Đức tiếp tục triển khai và cho ra mắt công viên Sáng tạo (đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm). Công viên được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới của thành phố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar