23/11/2024 10:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề xuất doanh nghiệp nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, chứng khoán

Một trong những nội dung lớn tại dự Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là điều cấm và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Đề xuất doanh nghiệp nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, chứng khoán - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 23-11, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã trình Quốc hội dự Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Không quy định nội dung, cơ chế chi trả tiền lương tại doanh nghiệp

Theo Phó thủ tướng, dự luật đã bám sát vào mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung các nhóm chính sách khi đề nghị xây dựng.

Trong đó, Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền về công tác nhân sự, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm và phân phối lợi nhuận theo thẩm quyền nhà đầu tư vốn tại doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, thứ tự phân phối lợi nhuận sau thuế, Chính phủ đề xuất trích không quá 50% vào quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Phần còn lại sau khi sử dụng, trích lập các quỹ theo quy định, doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.

Theo phương án này, ước tính số nộp ngân sách nhà nước từ nguồn lợi nhuận, cổ tức được chia sẽ giảm khoảng 19.847 tỉ đồng/năm, doanh nghiệp được sử dụng nguồn này theo quy định của Chính phủ.

Theo số quyết toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 đã được Quốc hội phê chuẩn với tổng số nộp ngân sách từ cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp là 69.463 tỉ đồng.

Đối với cơ chế chi tiền lương, tiền thưởng của người lao động tại doanh nghiệp, người do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp khi đề xuất xây dựng luật xác định bổ sung nội dung chi này theo đúng tinh thần nghị quyết 27.

Tiếp thu ý kiến tham gia, dự luật không quy định nội dung, cơ chế chi trả tiền lương tại doanh nghiệp.

Sử dụng từ nguồn lợi nhuận sau thuế để chi trả tiền lương, tiền thưởng của người do cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm việc tại doanh nghiệp, khoản chi này do doanh nghiệp chi trả và thực hiện hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

Các hình thức doanh nghiệp nhà nước được đầu tư

Một trong những nội dung lớn tại dự luật là điều cấm và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Theo dự luật, doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức:

Bổ sung vốn vào doanh nghiệp; đầu tư vốn, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh và đầu tư vốn thông qua dự án đầu tư.

Dự luật cũng quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp không được đầu tư vốn. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, trừ doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản.

Cùng với đó, cũng không được đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Trừ doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhận định, dự thảo luật quy định các trường hợp doanh nghiệp không được đầu tư vốn "khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp trên cơ sở nhiệm vụ được giao, ngành, nghề kinh doanh chính".

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng quy định không được đầu tư vốn vào một số lĩnh vực là hạn chế quyền của doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi, lĩnh vực đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Quy định như dự luật cũng chưa bao gồm trường hợp ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Để bảo đảm bao quát, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát, bổ sung quy định trong dự thảo luật.

Về hình thức đầu tư của doanh nghiệp, theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách, dự luật chưa bao quát hết các hình thức đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, chưa phân biệt giữa đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài.

Điều này có thể dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện.

Ngăn chặn và xử lý các rủi ro liên quan đến tài sản số

Tại dự Luật Công nghiệp công nghệ số đã bổ sung nội dung về tài sản số, trí tuệ nhân tạo (Al) và quy định chương riêng liên quan công nghiệp bán dẫn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Trái với nhiều dự báo cho rằng VN-Index sẽ sớm đối mặt với nhịp điều chỉnh kỹ thuật do áp lực chốt lời gia tăng khi vượt mốc tâm lý 1.400 điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được trạng thái hưng phấn, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào chứng khoán.

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar