17/03/2020 16:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề xuất chế tạo robot phục vụ người cách ly do COVID-19

T. HÀ
T. HÀ

TTO - Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ ngày 17-3, GS.TS Nguyễn Văn Kính - nguyên giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, và một số nhà khoa học đã đề xuất chế tạo robot phục vụ người cách ly do COVID-19.

Đề xuất chế tạo robot phục vụ người cách ly do COVID-19 - Ảnh 1.

GS.TS Nguyễn Văn Kính đề xuất Bộ Khoa học và công nghệ nghiên cứu chế tạo robot hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân cách ly do COVID-19 - Ảnh: M.HƯNG

Đề xuất này nhận được sự đồng tình của nhiều nhà khoa học. Đại diện Bộ Khoa học và công nghệ, Thứ trưởng Phạm Công Tạc, cho biết sẽ nghiên cứu và xem xét ngay đề xuất của các nhà khoa học.

Theo ông Kính, lượng công việc nhằm hỗ trợ phục vụ, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm corona và người cách ly khá nhiều, gây áp lực cho đội ngũ y bác sĩ. Trong bối cảnh dịch bùng phát hơn nữa, khối lượng công việc càng nhiều hơn. 

"Tại Trung Quốc, nhiều bệnh viện có robot hỗ trợ làm những việc đơn giản như đưa cơm cho người cách ly, lau dọn, khử khuẩn sàn nhà", ông Kính chia sẻ thông tin.

Từ đó, ông đề nghị Bộ Khoa học và công nghệ giao cho một đơn vị có năng lực sản xuất robot hỗ trợ phục vụ trong ngành y tế, trước mắt có thể tập trung vào việc lau dọn, khử khuẩn sàn nhà, đưa cơm, đưa thuốc cho bệnh nhân.

Ông Phạm Văn Tác - cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cũng đề xuất Bộ Khoa học và công nghệ ưu tiên sản xuất robot nhằm hỗ trợ ngành y tế trong phục vụ bệnh nhân nhiễm corona và những người cách ly.

Trao đổi với các nhà khoa học tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Công Tạc ghi nhận đề xuất này và cho biết bộ sẽ nghiên cứu, xem xét ngay đề xuất của các nhà khoa học.

Được biết, Bệnh viện Trung ương Huế đã tự chế tạo và đưa vào vận hành một con "robot" với chức năng tiếp phẩm phục vụ cho các bệnh nhân trong thời gian cách ly điều trị do nghi nhiễm corona nhằm ngăn ngừa, giảm lây lan cũng như đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế.

Robot này có cự ly điều khiển từ xa khoảng 30m, sức chứa thực phẩm, thuốc men với trọng lượng lên đến 60kg, hệ thống thùng chứa 4 ngăn, tốc độ di chuyển tối đa 20km/h đi qua được các cửa, các khoa trong Bệnh viện Trung ương Huế, hỗ trợ đưa thức ăn và thuốc đến từng bệnh nhân bị cách ly.

Trung Quốc chế cánh tay robot giúp khám bệnh nhân COVID-19

TTO - Cánh tay robot có thể siêu âm, lấy dịch họng... thay bác sĩ. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tin rằng robot này sẽ giúp cứu người trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar