28/03/2025 15:30 GMT+7

Đề xuất bỏ chỉ tiêu SEA Games trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam

Các chuyên gia góp ý ngành thể thao không nên đưa chỉ tiêu thành tích SEA Games vào Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic, Asiad giai đoạn 2026-2046.

Đề xuất bỏ chỉ tiêu SEA Games trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà vô địch Asiad 19 Phạm Quang Huy - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 28-3 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Cục Thể dục thể thao Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic, Asiad giai đoạn 2026-2046.

Hội thảo có sự tham dự của gần 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thể thao, các lãnh đạo sở, liên đoàn và hiệp hội thể thao.

Cần 180 tỉ đồng hằng năm đầu tư các môn trọng điểm

Nhiều nội dung đã được đưa ra thảo luận, như chủ đề "Giải pháp gắn kết giữa nguồn lực địa phương và trung ương" của ông Nguyễn Nam Nhân - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM. "Ứng dụng công nghệ trong lượng hóa và quản lý các chỉ số hiệu suất vận động" của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (TP.HCM), "Ứng dụng khoa học dinh dưỡng hiện đại" của ông Phạm Hoàng Tùng - Trung tâm Huấn luyện VĐV trẻ quốc gia (Đà Nẵng),...

thể thao Việt Nam - Ảnh 2.

Đại diện Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM trình bày chủ đề Ứng dụng công nghệ trong lượng hóa và quản lý các chỉ số hiệu suất vận động - Ảnh: BÙI LƯỢNG

Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic, Asiad giai đoạn 2026-2046 hoạch định 17 môn thể thao trọng điểm, gồm: bắn súng, bắn cung, cử tạ, cầu lông, taekwondo, boxing, đấu kiếm, đua thuyền (tranh chấp huy chương Olympic), điền kinh, judo, karate, wushu, thể dục dụng cụ, vật, bơi, cầu mây, xe đạp (tranh chấp huy chương Asiad). 

Theo dự tính của ngành thể thao, kinh phí đầu tư cho 17 môn thể thao trọng điểm cần 175 - 180 tỉ đồng/năm trong giai đoạn 2026 - 2030, sau đó tăng lũy tiến 10% cho mỗi giai đoạn 2030 - 2036 và 2036 - 2046.

Nguồn kinh phí sẽ được huy động từ ngân sách trung ương, viện trợ, tài trợ, các nguồn từ liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Về mục tiêu thành tích, thể thao Việt Nam hy vọng trong giai đoạn 2026 - 2046 sẽ duy trì được thứ hạng trong top 3 và 2 tại các kỳ SEA Games. Nằm trong top 20 đến 15 tại các kỳ Asiad và phấn đấu giành giành 1 huy chương bạc và 6 huy chương đồng tại các kỳ Olympic (trọng tâm môn bắn cung, cử tạ và bắn súng).

Đề xuất bỏ chỉ tiêu SEA Games trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam - Ảnh 4.

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh - nguyên vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao (Ủy ban Thể dục thể thao) - nêu ý kiến nên bỏ chỉ tiêu SEA Games và giảm số môn đầu tư trọng điểm - Ảnh: BÙI LƯỢNG

Nên bỏ chỉ tiêu SEA Games

Trao đổi trong hội thảo, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh - nguyên vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao (Ủy ban Thể dục thể thao), trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở nhiều đại hội quốc tế - đề xuất hai ý kiến cho Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic, Asiad giai đoạn 2026-2046.

Đầu tiên là việc bỏ hẳn chỉ tiêu SEA Games vì trọng tâm của chương trình là hướng đến gặt hái thành tích ở tầm châu lục và thế giới.

Chuyên gia Hồng Minh cũng ý kiến nên giảm số môn thể thao trọng tâm với dẫn chứng nhiều nhiều quốc gia có nền thể thao mạnh không đầu tư trọng tâm cho trên 10 môn, như Hàn Quốc chỉ có 4 môn trọng điểm; Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng chỉ có khoảng 7 môn trọng điểm. Trong khi thể thao Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập vẫn chọn tới 17 môn.

"Chúng ta chỉ nên tập trung vào các nội dung của những môn thể thao có trong chương trình thi đấu Asiad và Olympic mà VĐV Việt Nam có thể tranh chấp huy chương. Nếu thêm chỉ tiêu SEA Games sẽ thêm số nội dung và số môn thi đấu, khiến chúng ta phân tán sự tập trung nguồn lực. Hành động đúng nội dung trọng tâm mới có thể giúp HLV, VĐV nâng tầm chuyên môn, hướng đến sân chơi châu lục và thế giới", ông Minh nói.

Cảm ơn và tiếp thu các ý kiến của chuyên gia Hồng Minh, Cục trưởng Đặng Hà Việt cho biết Cục Thể dục thể thao Việt Nam sẽ rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu trong chương trình. Theo tiến độ, chương trình sẽ được ngành thể thao trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2025.

Thể thao Việt Nam làm gì để thoát tụt hậu?

Dù giành thành tích cao ở SEA Games nhưng thể thao Việt Nam đang tụt hậu so với các nền thể thao mạnh ở châu lục và thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ronaldo khen Messi 'hay hơn phần còn lại của làng bóng đá'

Trong một sự kiện thuộc FIFA Club World Cup 2025, huyền thoại Ronaldo khen ngợi Messi 'hay hơn phần còn lại của làng bóng đá'.

Ronaldo khen Messi 'hay hơn phần còn lại của làng bóng đá'

Trung Quốc đau đớn vì 'chứng sợ Nhật, Hàn'

"Kong Han Zheng" và "Kong Ri Zheng" trở thành 2 cụm từ được truyền thông Trung Quốc nhắc đến rất nhiều những ngày qua, nói về sự sợ hãi của đội tuyển bóng đá quốc gia mỗi khi chạm trán Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trung Quốc đau đớn vì 'chứng sợ Nhật, Hàn'

Lại thua trận, bóng chuyền nữ Thái Lan chuẩn bị về lại 'ao làng'

Những kết quả bất lợi liên tiếp đã đẩy tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan xuống bét bảng Giải bóng chuyền FIVB Nations League (VNL) mùa giải 2025.

Lại thua trận, bóng chuyền nữ Thái Lan chuẩn bị về lại 'ao làng'

Bóng chuyền nam Việt Nam có huy chương tại SEA V.League

Dù khởi đầu chật vật nhưng tuyển bóng chuyền nam Việt Nam vẫn có được một tấm huy chương tại chặng 1 của SEA V.League 2025.

Bóng chuyền nam Việt Nam có huy chương tại SEA V.League

Sinner đấu Alcaraz là phiên bản mới của Federer và Nadal

Trận chung kết đơn nam Wimbledon 2025 giữa Jannik Sinner (Ý) và Carlos Alcaraz (Tây Ban Nha) sẽ diễn ra vào lúc 22h tối nay (13-7).

Sinner đấu Alcaraz là phiên bản mới của Federer và Nadal

Messi ngỡ ngàng khi thủ môn đối thủ 'biếu' bàn thắng dễ dàng

Lionel Messi có bàn đơn giản nhờ sai lầm của thủ môn đối phương trong chiến thắng 2-1 của Inter Miami.

Messi ngỡ ngàng khi thủ môn đối thủ 'biếu' bàn thắng dễ dàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar