02/11/2024 13:34 GMT+7

Để TP.HCM không 'mắc kẹt' trong bẫy phát triển đô thị

Các bẫy phát triển đô thị đang ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế của khu vực, đặc biệt là tăng trưởng việc làm và mức lương. Cần có các chính sách chuyên biệt để giúp những đô thị như TP.HCM thoát khỏi các bẫy này.

Để TP.HCM không

Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, TP.HCM cần phải vượt qua nhiều thách thức về năng suất lao động, huy động vốn đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng - Ảnh: N.BÌNH

Giáo sư Ron Boschma từ Đại học Utrecht (Hà Lan) đã có những chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 6 về lãnh đạo học và chính sách công vừa diễn ra ở TP.HCM (VSLP 2024) về con đường thoát bẫy phát triển đô thị của TP.HCM.

Với đề tài "Bẫy phát triển đô thị: Kinh nghiệm tại châu Âu và gợi mở cho Việt Nam", ông cho rằng TP.HCM cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, nghiên cứu, và phát triển thể chế. Những khoản đầu tư này có thể tạo điều kiện cho các thành phố chuyển dịch từ những ngành đơn giản sang các lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp sáng tạo.

Bẫy phát triển đô thị đến từ đâu?

Theo giáo sư Ron Boschma, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề bẫy thu nhập trung bình và bẫy phát triển đô thị. Nếu chỉ bắt chước các quốc gia đi trước, không có sự đổi mới, sáng tạo, tìm lối đi riêng cho mình thì nhiều khu vực rất khó phát triển thêm.

Có ba loại bẫy phát triển đô thị được xác định. Trong đó, bẫy cấu trúc là bẫy nghiêm trọng nhất, xảy ra khi sự liên quan của ngành nghề, khu vực ở mức trung bình và độ phức tạp của chúng trung bình thấp. Điều này khiến khu vực thiếu cơ hội đa dạng hóa và dễ bị đình trệ.

Thứ hai là bẫy phức tạp thấp, dùng chỉ một thành phố hay khu vực có mật độ liên quan cao nhưng độ phức tạp thấp. Mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng chúng chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp có độ phức tạp thấp, hạn chế khả năng chuyển đổi sang các ngành phức tạp hơn, làm giảm khả năng phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững.

Cuối cùng là bẫy mật độ liên quan thấp. Một số khu vực có độ phức tạp cao nhưng mật độ liên quan thấp, dẫn đến sự hạn chế trong việc mở rộng sang các lĩnh vực mới. Các khu vực này có các hoạt động phức tạp nhưng không thể chuyển đổi dễ dàng sang các ngành khác, gây ra sự kém linh hoạt và dễ bị tổn thương.

Điều này được giải thích một thành phố cùng tồn tại nhiều ngành công nghiệp có thể thúc đẩy tăng trưởng vùng thông qua việc chia sẻ kiến thức và khả năng bổ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, thực tế là một số thành phố đang bị giới hạn trong các ngành công nghiệp và hoạt động có mức độ phức tạp thấp, làm giảm khả năng phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững. Đây là cây chuyện mà TP.HCM đã nhận diện được và đang dịch chuyển.

TP.HCM cần làm gì?

Giáo sư Ron Boschma nhấn mạnh sự lan tỏa của các ngành công nghiệp và tầm quan trọng của liên kết trong phát triển kinh tế vùng để thúc đẩy phát triển đô thị. Vậy một thành phố với vai trò đầu tàu của khu vực Đông Nam Bộ như TP.HCM, cần lựa chọn chính sách gì để tránh bị mắc kẹt "bẫy phức tạp thấp"?

Các thành phố cần tận dụng cơ hội phát triển các hoạt động có phức tạp thấp. Ông lưu ý việc tập trung vào các hoạt động "xanh" - các hoạt động có thể không yêu cầu độ phức tạp cao nhưng đang là xu hướng phát triển bền vững, chẳng hạn như công nghệ xanh và năng lượng tái tạo.

Đây có thể là bước đi an toàn và thực tế giúp các thành phố có thể thoát khỏi bẫy phức tạp thấp mà vẫn đảm bảo tính bền vững. Dù hiếm, một số ít cơ hội có độ phức tạp cao vẫn tồn tại, và việc định hướng để khai thác những cơ hội này có thể tạo ra những thay đổi đáng kể.

Việc phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến có thể giúp thành phố tạo nền tảng cho những ngành có giá trị cao hơn, từ đó thu hút đầu tư và lao động có kỹ năng cao.

Ông Boschma cho rằng cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, nghiên cứu, và phát triển thể chế. Đây là những yếu tố nền tảng, giúp chuẩn bị lực lượng lao động và hệ thống cơ sở hạ tầng kiến thức sẵn sàng cho việc tham gia vào các ngành công nghiệp phức tạp hơn.

Những khoản đầu tư này có thể tạo điều kiện cho các thành phố chuyển dịch từ những ngành đơn giản sang các lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp sáng tạo.

"Đây không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế, mà còn là bước đi quan trọng để tránh rơi vào trạng thái trì trệ kinh tế dài hạn do thiếu sự đa dạng và đổi mới trong hệ sinh thái công nghiệp", giáo sư người Hà Lan nhấn mạnh.

Với chủ đề "Xây dựng chính sách về phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức không gian và quản lý công", Hội thảo khoa học quốc tế VSLP 2024 đã thu hút hơn 40 học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách từ 12 quốc gia có mặt ở TP.HCM để trao đổi kiến thức và chuyên môn.

Đây là sự kiện khoa học được tổ chức bởi AVSE Global - Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (Pháp), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, và Học viện Chính trị khu vực II, cùng với sự hợp tác của Đại học RMIT Việt Nam, Đại học Thành phố Hong Kong và Trường Kinh doanh Audencia (Pháp).

Chuyên gia hiến kế gì để TP.HCM thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình?

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng Việt Nam phải thoát bẫy thu nhập trung bình trong 10 năm tới, nếu không sẽ không còn cơ hội. TP.HCM phải đi đầu trong việc này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar