20/01/2018 10:44 GMT+7

Để 'then chốt' không bị trục trặc

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Lần đầu tiên Ban Tổ chức trung ương tổ chức hội nghị thảo luận chuyên đề chống "chạy chức, chạy quyền" và khẳng định đây là một trong những "nhiệm vụ cấp bách" của ngành tổ chức xây dựng Đảng.

Để then chốt không bị trục trặc - Ảnh 1.

Nhắc lại tư tưởng Hồ Chí Minh - "cán bộ là cái gốc của công việc", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: 

Nếu xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công việc của ban tổ chức các cấp là then chốt của then chốt. Nếu "chốt" rắn chắc, cứng cáp thì công việc trôi chảy, suôn sẻ; còn nếu chẳng may cái "chốt" này mà mọt hoặc trục trặc thì không biết tình hình sẽ thế nào".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhìn vào công tác cán bộ trong suốt thời gian dài đã qua thì thấy rất rõ ở một số nơi đã xảy ra tình trạng "then chốt" bị "mối mọt", khiến cánh cửa công đường mở rộng để những kẻ "chạy chức, chạy quyền" chui sâu, leo cao. 

Thậm chí, trong công tác cán bộ có những trường hợp bị người dân mỉa mai gọi là "con voi chui lọt lỗ kim", mà trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ. 

Hoàn toàn có căn cứ để tin rằng một số trường hợp bị phát hiện, bị xử lý thời gian qua mới chỉ là "phần nổi của tảng băng".

Tổng bí thư biểu dương, khen ngợi Ban Tổ chức trung ương đã nỗ lực tham mưu nhiều đề án, nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong 2 năm qua, cố gắng "bịt lỗ hổng" trong công tác nhân sự, hướng tới các giải pháp căn cơ, bài bản hơn. 

Đồng thời người đứng đầu của Đảng bày tỏ trăn trở trước thực trạng tinh vi, phức tạp của nạn chạy chức, chạy quyền. "Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?" - tình trạng nhức nhối mà Tổng bí thư nêu lên cũng chính là bức xúc của nhân dân.

Vấn đề quan trọng nhất đặt ra là: làm gì để các "then chốt" không bị gỉ mọt? Rõ ràng, nếu chỉ giáo dục chính trị, tư tưởng, chỉ trông chờ vào đạo đức của người cán bộ thôi thì chưa đủ. 

Muốn chống chạy chức chạy quyền, tuyển chọn hiền tài thực sự vào bộ máy thì đồng thời với chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn của từng vị trí, chức danh, cần có những quy trình để công tác này thực chất, hiệu quả.

Chung quy lại, để tuyển chọn cán bộ, đến nay trên thế giới có ba phương pháp chính: bầu cử, thi cử và bổ nhiệm, tiến cử. Tính hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc vào sự công khai, minh bạch, dân chủ và trách nhiệm giải trình trong các quy trình lựa chọn.

Trong năm 2017, một số cơ quan Đảng, Chính phủ, địa phương bước đầu thực hiện thí điểm thi tuyển công khai một số chức danh như vụ trưởng, vụ phó, trưởng phòng... đã thấy rõ tính hiệu quả, thuyết phục của nó.

Nhưng tìm được người tài mới chỉ là một phần việc của công tác tổ chức cán bộ. Phần còn lại cũng quan trọng không kém là sử dụng, phát huy, đặc biệt là giám sát, kiểm soát đội ngũ cán bộ, làm sao để họ phát huy hết năng lực nhưng không lộng quyền, lạm quyền. 

Nhiều ý kiến cho rằng làm việc này không quá khó, một khi đã thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ - "cán bộ là đầy tớ của nhân dân" - thì phải trao cơ chế cho nhân dân kiểm soát, giám sát, đặc biệt là cơ chế để dân đánh giá tín nhiệm, đo chỉ số hài lòng đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Khi đã tuyển chọn được cán bộ tốt, sử dụng hay, lại kiểm soát, giám sát chặt chẽ thì không còn lo "then chốt" bị gỉ mọt nữa. 

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

Có thể nói cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào Iran đã không đạt được các mục tiêu đề ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar