23/03/2019 12:53 GMT+7

Để người dân hạnh phúc

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TTO - Báo cáo hạnh phúc thế giới do Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc công bố đúng Ngày quốc tế hạnh phúc 20-3, trong đó Việt Nam xếp hạng 94.

Để người dân hạnh phúc - Ảnh 1.

Đảo Lofoten, Na Uy - một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Ảnh: CNN

Tháng 7-2011, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết 65/309 ": Hướng tới một định nghĩa toàn diện về phát triển" kêu gọi các nước đo lường mức độ hạnh phúc của người dân và sử dụng các dữ liệu đó để giúp hướng dẫn chính sách công.

Tất nhiên, không phải cứ nước giàu hay công nghiệp hóa... sẽ hạnh phúc, và ngược lại GDP/đầu người không được cao lại kém hạnh phúc, tỉ như Bhutan.

Thế là từ năm 2012 tới năm nay, Liên Hiệp Quốc cứ đến tháng 3, 4 lại công bố báo cáo hạnh phúc. Mỗi báo cáo, ngoài bản danh sách "chấm điểm" toàn cầu còn là một "đại khảo luận" mà mỗi chương trong từng bản báo cáo hằng năm vừa giải thích cho những người "làm chính sách" ở các nước vừa hướng họ đến suy nghĩ các vấn đề vừa được nghiên cứu trong năm vừa qua.

Có những chủ đề rất cần được chiêm nghiệm, tỉ như chương 4 của Báo cáo hạnh phúc 2015: "Hoạch định chính sách như thế nào khi hạnh phúc là mục tiêu?". Chương này cổ xúy một cách phân tích mới để đánh giá tỉ lệ lợi ích/chi phí của các chi tiêu của chính phủ: hãy thiết lập thêm yêu cầu "mức độ hạnh phúc gia tăng" khi thiết kế các dự án.

Nghĩa là các nhà hoạch định chính sách, nếu chính phủ đó nhất định chọn "hạnh phúc" làm bảng hiệu của mình, không chỉ đề ra dự án này dự án kia thuần lợi lộc kinh tế, mà còn phải ưu tiên nghĩ đến làm sao tăng hạnh phúc cho những ai đang hạnh phúc, đồng thời giảm bớt đau khổ của những người khốn khổ, cũng như các gánh nặng đối với hạnh phúc của các thế hệ tương lai.

Những truy cứu trách nhiệm về những mất mát "đổ xuống sông, xuống biển" của các dự án tỉ USD đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, gang thép... ở Việt Nam sẽ chỉ có ý nghĩa đầy đủ một khi được tiếp nối bằng một cách tư duy mới, "dự án này có đem lại hạnh phúc cho đại đa số người dân hay không, đến đâu, có làm khổ những ai?".

Một chương khác, chương 8, "Đầu tư vào vốn xã hội", cũng đang cần được phóng chiếu vào trong thực tế của những người cần được bảo vệ như phụ nữ và trẻ em. Chương này cổ xúy hãy "duy xã hội" bằng các hành vi ủng hộ xã hội: trung thực, nhân từ, hợp tác và tính đáng tin cậy.

Các nhà nước được khuyến nghị đầu tư vào vốn xã hội thông qua giáo dục, hướng dẫn đạo đức, quy tắc ứng xử chuyên nghiệp, trừng phạt công khai, lên án những người vi phạm niềm tin của công chúng như vụ phạt "như đùa" 200.000 đồng người đàn ông cưỡng hôn cô gái trong thang máy mới đây.

Các chính sách, luật lệ, quy định pháp luật và cả xu hướng truyền thông, giáo dục... ở Việt Nam cần chú trọng "duy xã hội" như Liên Hiệp Quốc gợi ý. Các báo cáo hạnh phúc này cũng cần được đọc như là cẩm nang quản trị để người dân hạnh phúc như ở các nước khác.

TTCT - Khi tôi lạm bàn về chuyện tham nhũng, hối lộ và bòn rút công quỹ ở những quốc gia khác dẫn đến việc lòng tin bị bào mòn, những người bạn Đan Mạch của tôi há hốc mồm ngạc nhiên.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar