20/04/2018 16:14 GMT+7

Đề nghị bỏ chọi trâu trên cả nước, chỉ giữ chọi trâu Đồ Sơn

V.V.TUÂN
V.V.TUÂN

TTO - Nhiều ý kiến cơ quan chức năng ủng hộ phương án bỏ chọi trâu ở tất cả các nơi trên cả nước, chỉ giữ lại chọi trâu Đồ Sơn theo hình thức ký ức di sản.

Đề nghị bỏ chọi trâu trên cả nước, chỉ giữ chọi trâu Đồ Sơn - Ảnh 1.

Trâuchọi số 18 tại hội Đồ Sơn 2017 đã húc chết chủ - Ảnh: Tư liệu TTO

Sáng 20-4, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch tổ chức sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội xuân Mậu Tuất 2018. Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, khẳng định lễ hội năm nay đã có chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là hiện tượng chen lấn, xô đẩy, giành lộc, đốt vàng mã, khai ấn phát ấn không đúng với nguồn gốc di tích...

Bà Lê Thị Thanh Bình, giám đốc Sở Văn hoá, thể thao du lịch Yên Bái, chia sẻ rằng năm nay tỉnh không còn tổ chức chọi trâu vì có sự chỉ đạo từ Bộ. Nhưng người dân vẫn nghe ngóng xem tỉnh Phú Thọ có chọi trâu hay không nên Bộ cần có hướng dẫn.

Trả lời băn khoăn này, bà Trịnh Thị Thuỷ, thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, khẳng định lại quan điểm Bộ không đồng ý hướng dẫn các địa phương chọi trâu vì nếu Bộ đồng ý thì cả nước sẽ bùng phát chọi trâu bằng nhiều hình thức.

Ông Cao Văn Mỹ, chủ tịch huyện Tam Nông, Phú Thọ, than phiền là những lễ hội tại địa phương này như và đập đầu trâu đã vượt ra khỏi phạm vi một vùng khiến báo chí tốn giấy mực và "chúng tôi cũng rất mệt".

Ông khẳng định cướp phết là phải đông, phải vui nên khó mà khắc phục được những vấn đề báo chí phản ánh trong thời gian qua. "Đã tranh cướp nhau xong mệt người, người ta ngồi nghỉ thì lại cho rằng đó là hình ảnh phản cảm. Cũng nên xác định thế nào là phản cảm. Có đánh nhau ở đó không?

Người ta mệt mỏi, lấm lem nên nằm ra nghỉ thôi. Năm nay chúng tôi huy động hơn 100 cảnh sát bảo vệ an ninh nhưng cũng hết sức khó khăn. Bởi ai đi hội cũng muốn mình may mắn cướp được quả phết đẹp. Nên dù quy định chia thành hai đội nhưng dân vẫn ùa vào.

Lễ hội xong xuôi ai ấy đều ra về vui vẻ chứ đâu có vấn đề gì, cũng không có ai đánh nhau thương tích", ông Mỹ khá gay gắt.

Hay như tập tục đập đầu trâu, dù vào nửa đêm nhưng dân cả một vùng đổ đến rất đông. "Có lần hội thảo có người đề nghị chỉ nên làm hình tượng trâu thôi chứ không đập đầu trâu thật. Nhưng nếu làm như vậy thì chắc không ai đến nữa", ông Mỹ nói về hội đập đầu trâu ở địa phương này.

Bà Ninh Thị Thu Hương cảnh báo công tác tổ chức cướp phết Hiền Quan quá sức với công tác chuẩn bị và điều hành.

"Tôi đã lên chứng kiến trực tiếp hội này, rất khó để có phương án không cho người dân tràn vào. Nếu xây dựng sân mà hết đến mười mấy tỉ thì chắc chắn không làm được. Vậy tại sao không thay đổi thời gian cướp phết.

Vì tổ chức vào 3h chiều cướp phết, nhiều thanh niên đã uống rượu suốt từ sáng, ông nào mặt phừng phừng ra cướp thì có nguy hiểm không? Không phải là chưa có đánh nhau mà đã có đấm nhau rồi", bà Hương cho biết thông tin khá bất ngờ.

Bà cũng cảnh báo tỉnh Phú Thọ rằng chọi trâu Phù Ninh rất đáng lo ngại. Năm nay bà âm thầm đến chứng kiến như người xem bình thường nhưng "tôi ngồi mà thót tim vì hàng rào quá đơn sơ, người vào, trâu cũng đi theo".

Giám đốc Sở Văn hoá thể thao và du lịch Tuyên Quang Nguyễn Vũ Phan cũng than tỉnh này tạm dừng chọi trâu nhưng nếu còn chỗ này, chỗ kia tổ chức thì bà con lại sôi lên. Trong khi lễ hội chọi trâu Tuyên Quang được khẳng định là có đủ điều kiện là lễ hội truyền thống.

Bà Thuỷ và nhiều ý kiến rất tán đồng quan điểm chỉ nên giữ lại một lễ hội chọi trâu Đồ Sơn theo hình thức ký ức di sản.

Ông Phạm Xuân Phúc, phó chánh thanh tra Bộ, thắng thắn: "Cần phải nghiên cứu vì sao các các doanh nghiệp cứ thích chọi trâu? Chọi trâu xẻ thịt là siêu lợi nhuận. Nên nhiều địa phương bị dừng chọi trâu thì làm mình làm mẩy. Chứ người dân được hưởng thụ gì về văn hoá từ chọi trâu?"

Đại diện Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Long An lại than rằng các báo giật tít là vỡ trận lễ hội Làm chay nhưng thực sự đây không phải là lễ hội cướp lộc mà tạo sự náo nhiệt, vui nhộn.

Đáp lại, Thứ trưởng Thuỷ nói báo chí không phản ứng xấu với nội dung trái chiều trong lễ hội mà phương thức tổ chức để sao cho người dân tham gia lễ hội văn minh lịch sự trật tự an toàn.

TTO - Lễ hội Làm chay tại thị trấn Tầm Vu, tỉnh Long An đón người tham dự đông hơn mọi năm vì rơi vào tối thứ bảy. Điều này khiến lần đầu tiên hoạt động này bị "vỡ trận". Tuy nhiên, sân đình Tân Xuân vẫn rộn tiếng cười.

V.V.TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar