23/10/2021 19:45 GMT+7

Để không thiếu điện, Bộ Công thương tính nhập hàng nghìn MW từ Trung Quốc, Lào

N.AN
N.AN

TTO - Cùng với giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án điện, đặc biệt là công trình nguồn và lưới điện, Bộ Công thương cho hay sẽ nhập khẩu hàng nghìn MW điện từ Lào và Trung Quốc.

Để không thiếu điện, Bộ Công thương tính nhập hàng nghìn MW từ Trung Quốc, Lào - Ảnh 1.

Dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3.164 MW - Ảnh: EVN

Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về giải pháp đảm bảo cung cấp điện năm 2022 và các năm từ 2023 đến năm 2025, khẳng định thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện.

Theo đó, Bộ Công thương dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3.164 MW. Bộ cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thúc đẩy dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200 MW) để có thể hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5-2022.

Bộ sẽ rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện.

Đặc biệt là các công trình nguồn và lưới điện đã có trong quy hoạch, kế hoạch, nghiên cứu thêm giải pháp vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỉ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Trước mắt sẽ rà soát các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.

Cùng với đó, bộ sẽ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo, thu hút đầu tư vào các công trình đấu nối.

Đáng chú ý, Bộ Công thương cũng nhấn mạnh sẽ chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.

Trong đó, ký hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua đường dây 220kV trong dài hạn từ 10 đến 20 năm với gần chục tỉ kWh; với Lào sẽ đẩy nhanh tiến độ đường dây đấu nối và mua từ năm 2022 với công suất cũng lên tới 5.000 MW vào năm 2030 theo biên bản ghi nhớ giữa hai nước.

Theo báo cáo, dự thảo Quy hoạch điện 8 xác định đến năm 2025 cần đưa vào vận hành thêm khoảng 16.052 MW nguồn nhiệt điện than và khí, 4.722 MW nguồn thủy điện và 11.500 MW điện gió, 1.530 MW điện mặt trời và hơn 1.100 MW điện năng lượng tái tạo khác; nhập khẩu khoảng hơn 4.700 MW.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Tại buổi đối thoại giữa các doanh nghiệp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DSEZA) sáng 23-5, các doanh nghiệp cho biết rất mong muốn mời sinh viên đại học và cả bộ đội vào làm việc, trả lương hấp dẫn.

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Một hội nghị kết nối đã diễn ra, mở ra cơ hội cho những sản phẩm đặc trưng của cố đô Huế đến gần hơn với người tiêu dùng phía Nam.

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

Một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hé mở những kế hoạch đầy tham vọng cho ngành du lịch golf.

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự sốt ruột trước tình trạng vướng mắc chính sách, thủ tục khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí sáng 23-5.

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar