27/09/2017 16:50 GMT+7

Để bệnh nhân tiểu đường sống vui khỏe

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Khi đã mắc tiểu đường, giải pháp tốt nhất là tìm cách sống chung với nó. Những cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi đã bị bệnh tiểu đường.

Để bệnh nhân tiểu đường sống vui khỏe - Ảnh 1.

Chế độ ăn

Giàu chất xơ, đủ vitamin, giảm béo.

- Chất xơ có vai trò quan trọng trong chế độ ăn như chất độn có tác dụng làm giảm cholesterol, ngừa táo bón.

- Hạn chế đường hấp thu nhanh (mứt, bánh ngọt, nước ngọt…), sử dụng các chất tạo ngọt nếu bệnh nhân thèm ngọt. Nên ăn những thức ăn chứa đường hấp thu chậm làm từ bột, gạo, ngũ cốc...

- Dùng lượng muối vừa phải (ít hơn 6 gram/ngày - tương đương một muỗng cà phê).

- Nên phân thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh tăng đường huyết sau ăn:

+ Ở người gầy: 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.

+ Ở người trung bình, mập: 3 bữa chính, có thể thêm 1 bữa phụ.

- Nên ăn đều đặn và đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn bù vào bữa khác.

Vệ sinh cá nhân

- Tăng cường vệ sinh cá nhân: thường xuyên kiểm tra da nhằm phát hiện các tổn thương da. Sử dụng gương soi nếu cần quan sát sau lưng, mông, bàn chân.

- Xoay trở thường xuyên ít nhất 2 giờ/lần. Drap giường trải thẳng không dồn cục, tránh tỳ đè, nằm nệm chống loét.

- Kiểm tra chân hàng ngày nhằm phát hiện các tổn thương như: phồng, chai, đỏ...

+ Rửa hàng ngày với nước ấm, lau khô bằng khăn lông mềm, sử dụng kem làm ẩm da.

+ Cắt ngắn móng tay, chân, chú ý không cắt quá sát, không cắt khóe.

+ Mang giày đúng cỡ, không mang giày suốt ngày, không mang giày cao su, nhựa, không đi chân không.

- Điều trị tại cơ sở y tế khi có vết thương.

Nhận biết các dấu hiệu

- Hạ đường huyết:

+ Hạ đường huyết nhanh: run rẩy, đói, vã mồ hôi, đánh trống ngực, bứt rứt.

+ Hạ đường huyết chậm: nhức đầu, nhìn đôi, chóng mặt, tê lưỡi và môi, đi lảo đảo, co giật và hôn mê.

- Tăng đường huyết: khát nhiều, tiểu nhiều, buồn ngủ…

Rèn luyện thân thể

- Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai như: đi bộ, dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội…

- Duy trì hoạt động thể lực ở mức cho phép. Tập luyện cần phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và sở thích cá nhân.

Chế độ điều trị

- Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều không tự ý ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của nhân viên y tế.

- Theo dõi đường huyết thường xuyên.

- Nên mang theo sổ khám sức khỏe bên mình.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Tư thế sai do ngồi lâu, khởi động chưa đúng cách khi tập thể dục - nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại đóng góp rất lớn vào việc gây ra đau lưng.

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng heo ở quán quen. Đây không phải trường hợp duy nhất nhiễm liên cầu lợn đang điều trị tại bệnh viện.

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar