12/04/2018 14:22 GMT+7

ĐBSCL trước cảnh báo 'bị nhấn chìm'

TIẾN TRÌNH
TIẾN TRÌNH

TTO - “ĐBSCL có nguy cơ bị nhấn chìm”, “ĐBSCL sẽ tan rã”, “ĐBSCL sẽ biến mất”…

ĐBSCL trước cảnh báo bị nhấn chìm - Ảnh 1.

Đường giao thông trên địa bàn xã Tân Hải (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng vào mùa khô năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Đó là những cụm từ được các chuyên gia nhắc đi nhắc lại nhiều khi bàn về tương lai của vùng đồng bằng non trẻ này, đặt người dân nơi đây bước vào "cuộc chiến" thích nghi để sinh tồn.

Đất lún và nước biển dâng

"Kịch bản phát triển do con người tác động cần được thích hợp với kịch bản biến đổi khí hậu do tự nhiên gây ra để có được một kịch bản phát triển thực nhất. Ví dụ, kịch bản phát triển hợp lý là tạo ra một vùng chuyên trồng lúa ở ĐBSCL nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Trên thực tế, do tác động của biến đổi khí hậu mà một số vùng này sẽ bị ngập mặn do nước biển dâng quá cao.

GS. ĐẶNG HÙNG VÕ

Giữa năm 2013, tại Cần Thơ, Viện Địa chất Na Uy (NGI) đã đưa ra kết quả nghiên cứu dựa vào quá trình quan trắc lún thí điểm ở Cà Mau, khiến mọi người không khỏi lo lắng. 

Các phân tích sơ bộ cho thấy, phần lớn tỉnh Cà Mau có thể đã lún từ 30 đến 80cm, tốc độ lún nằm trong khoảng 2 – 3cm/năm. 

Với tốc độ này, trong vài thập kỷ tới phần lớn diện tích của tỉnh Cà Mau có thể dưới mực nước biển. Lún không những tác động đến dòng chảy và xâm nhập mặn mà còn làm cho dòng chảy bị xói mòn. Các chuyên gia NGI lo ngại các tỉnh phía Nam và TP.HCM cũng gặp các vấn đề tương tự.

Mới nhất, giai đoạn 2 nghiên cứu về tình trạng sụt lún đất đã có sự tham gia của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), Trung tâm ứng phó thiên tai châu Á (ADPC), Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản cùng các chuyên gia NGI với vai trò chịu trách nhiệm kỹ thuật, lập kế hoạch và đánh giá kết quả. Kết quả giai đoạn 2, được công bố vào năm 2017 cho thấy hiện tại trên toàn tỉnh Cà Mau, tốc độ lún từ 1,5 – 4,5cm/năm. Tổng lún xảy ra có thể từ 20 – 50cm. Nhóm nghiên cứu kết luận, ngay cả khi tốc độ hạ thấp nước ngầm trong các tầng cát chứa nước ổn định ở mức hiện tại, lún sẽ tiếp tục xảy ra trong các lớp đất sét do cố kết. Dự báo lún có thể đạt đến 1m trong những thập niên tới. Nếu hạ thấp nước ngầm trong các tầng cát chứa nước tiếp tục gia tăng, lún sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Ông K. Karlsrud - đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng: nguyên nhân chính gây lún là do tình trạng bơm hút nước ngầm. Đây cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra xói lở bờ biển đến 1,4km mà các chuyên gia đã đưa ra trong kết luận ở giai đoạn 1.

Các chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, với mức độ lún như vậy, phần lớn diện tích của Cà Mau sẽ nằm dưới mực nước biển trong vài thập niên tới. Đến năm 2100, mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến khoảng 60cm sẽ làm cho cuộc sống và sinh kế của người dân trong khu vực trở nên nghiêm trọng hơn.

Gần đây, dự án nghiên cứu "Rise and Fall" do các chuyên gia của ĐH Cần Thơ và ĐH Utrecht – Hà Lan cũng công bố kết quả tốc độ sụt lún trung bình ở ĐBSCL ở mức 1 – 2cm ở vùng nông thôn và 2,5cm ở khu vực thành thị và khu công nghiệp.

Chồng chất những nguy cơ


do hoa 04-04

Các vấn đề ảnh hưởng môi trường sống đặt ra ở vùng ĐBSCL không chỉ là sụt lún. Vấn đề phụ thuộc vào nguồn nước cũng đã và vẫn là câu chuyện gây nhiều lo ngại cho các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân trong vùng. 

Theo PSG - TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐBSCL thì 85% lượng nước ĐBSCL đến từ 5 nước thượng lưu sông Mekong. Các công trình thủy điện, hệ thống thủy nông và hình thành khu công nghiệp dọc theo các nước thượng nguồn sẽ làm thay đổi thủy văn dòng chảy, hạn hán trầm trọng hơn vào mùa khô và nguồn nước mang các hợp chất ô nhiễm từ thượng lưu sẽ khiến nguy cơ cạn kiệt nguồn nước về số lượng, thoái hóa về chất lượng và bất thường về thời gian sẽ tạo nhiều khó khăn cho VN hiện tại và tương lai.

Theo các chuyên gia của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, ngoài nguy cơ đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sụt lún đất nền có xu hướng tiếp tục gia tăng với biên độ lớn, vùng ĐBSCL còn đứng trước nguy cơ xâm nhập mặn, nước biển dâng do biến đổi khí hậu, sạt lở bờ biển, bờ sông, việc xây dựng hạ tầng, gia tải trên bề mặt đất nền gia tăng trên các hành lang sông, kênh, bờ biển và khai thác cát còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. 

Vùng ven biển, đặc biệt là vùng bán đảo Cà Mau có thể bị ngập sâu đến vài ba mét vào cuối thế kỷ 21; sóng biển gia tăng, xói lở tăng tốc làm cho rừng ngập mặn bị suy thoái và có nguy cơ biến mất trong tương lai. Hành lang kênh, sông và bờ biển không còn đủ để củng cố, nâng cấp thích ứng trong điều kiện mới.

Bởi vậy, một kế hoạch hành động toàn diện cả quản lý và kỹ thuật với bước đi thích hợp cần được tiến hành ngay từ bây giờ, trước khi mọi cố gắng đều trở nên quá muộn và trả giá đắt.

TIẾN TRÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar