26/06/2022 16:09 GMT+7

Đẩy con qua gian khó cuộc đời

THẢO LINH - PHƯƠNG QUYÊN - VÂN ANH
THẢO LINH - PHƯƠNG QUYÊN - VÂN ANH

TTO - 'Ăn mẹ đút, ngồi mẹ đỡ, đi bán vé số cũng cùng mẹ… ', cô Huỳnh Thị Lanh nói khi nhìn đứa con trai không may mắn nằm trên chiếc xe đẩy. Hạnh phúc với hai mẹ con đơn giản là bán được vé số và cùng nhau vượt qua gian khó cuộc đời.

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 1.

Hằng ngày cô Huỳnh Thị Lanh đẩy con trai khuyết tật đi bán vé số khắp các nẻo đường ở TP.HCM

Căn nhà tập thể khoảng 20 người cùng chung sống tại số 362 Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM) là nơi ở của cô Lanh (quê Phú Yên) và con trai là anh Hồ Văn Phi (23 tuổi). 

Là con trai út trong gia đình có 4 anh, chị, em, Phi là người con được cả nhà yêu thương nhất nhưng cũng là đứa trẻ không được may mắn. Bị dị tật bẩm sinh, Phi chỉ nằm trên giường thay vì đi đứng, vui chơi như những đứa trẻ khác. Từ bé đến giờ, mọi sinh hoạt của Phi đều do một tay mẹ chăm sóc. 

Cô Lanh tâm sự 23 năm trôi qua cứ ngỡ như 23 lần sinh, bởi lúc nào cô cũng phải chăm con như chăm một đứa trẻ. Cơm ăn phải nghiền nhuyễn, tã phải canh để thay...

Chồng mất sớm, các con lớn ai cũng khó khăn, cô Lanh quyết định cùng Phi vào Sài Gòn kiếm sống. Cô bảo: "Sài Gòn thương người hơn!". Và rồi, hai mẹ con cứ thế nương tựa nhau sống trong chỗ ở vỏn vẹn 2m2 của căn nhà tập thể. 

Dẫu mang trên mình khiếm khuyết, anh Phi vẫn luôn lạc quan. Lúc nào cũng mỉm cười hạnh phúc khi được mẹ trêu, khi được quấn lấy mẹ. 

Không ăn uống được nhiều nên sức khỏe anh Phi không được tốt. Khi có tiền mỗi tháng một lần, hai mẹ con lại dắt tay nhau vào bệnh viện thực hiện truyền nước biển, đạm, vitamin cho anh Phi.

"Dịch bệnh COVID-19 là thời gian kinh khủng nhất, tôi nhiễm bệnh, rồi đến con. Mọi thứ cứ thế đè nặng lên vai. Có lúc cứ tưởng như sắp gục ngã, bỏ lại tất cả nhưng rồi lại nghĩ đến con, tôi tự động viên mình: Lanh ơi mày phải cố lên, cố lên, cố để mà lo cho con mày" - cô Lanh kể.

Khó khăn thế nhưng sự lạc quan vẫn hiện diện trong mắt cô Lanh và anh Phi. Hạnh phúc với hai mẹ con đơn giản là bán được vé số và cùng nhau vượt qua gian nan. Và thêm nữa, chỉ cần được ở cạnh nhau là đủ vui rồi...

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 2.

Cô Lanh cùng anh Phi bán vé số từ sáng đến tối muộn mới quay về nghỉ ngơi

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 3.

Được mẹ vừa đẩy để cùng đi bán, vừa ở bên mẹ vừa được mẹ chăm sóc, anh Phi cười tít mắt

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 4.

Thoáng chốc, nụ cười âu yếm lại nở trên môi mẹ con cô Lanh

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 5.

Không gian sinh hoạt vừa đủ cho mẹ con cô Lanh ở trong căn nhà tập thể trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 6.

Hàng xóm xung quanh giúp đỡ mỗi khi cô Lanh đỡ con lên xe

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 7.

Tình yêu cô Lanh dành cho con qua những hành động nhỏ hằng ngày

Đẩy con qua gian khó cuộc đời - Ảnh 8.

Anh Hồ Văn Phi là điểm tựa để cô Lanh cố gắng từng ngày

Mẹ con dìu nhau đến cuối cuộc đời

TTO - Hai mẹ con bằng tình yêu thương đã dìu nhau đi đến cuối cuộc đời. Mẹ 92 tuổi, ngày xưa làm quần quật nuôi con. Con giờ 69 tuổi, ngày ngày vẫn mưu sinh nuôi mẹ già.

THẢO LINH - PHƯƠNG QUYÊN - VÂN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar