03/02/2025 10:43 GMT+7

Đau vai bất thường, cẩn trọng viêm khớp vai

Khoảng 6 tháng nay, nữ bệnh nhân 53 tuổi xuất hiện đau vai âm ỉ, nhức vùng vai hai bên. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ xác định nguyên nhân do viêm khớp vai trái thể đông cứng.

Đau vai bất thường, cẩn trọng viêm quanh khớp vai trái thể đông cứng - Ảnh 1.

Viêm khớp vai trái thể đông cứng - Ảnh minh họa

Viêm quanh khớp vai trái thể đông cứng có dấu hiệu thế nào?

Bệnh nhân H.K.D. (nữ, 53 tuổi) đến một cơ sở y tế khám do đau, hạn chế vận động khớp vai trái.

Qua thăm hỏi bệnh sử, bà D. cho biết bản thân không bị chấn thương, không lao động nặng, nhưng khoảng 6 tháng nay xuất hiện đau âm ỉ, đau nhức vùng vai hai bên, đặc biệt bên trái.

Đau tăng khi vận động khớp vai và về đêm, đau lan xung quanh bả vai và cánh tay. Hạn chế vận động khớp vai ngày một tăng, có ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân (mặc áo, chải đầu…).

Lo lắng trước dấu hiệu đau khó chịu đó, bà tự mua thuốc giảm đau về uống, nhưng bệnh cải thiện ít nên đi khám.

Ngoài ra, bà D. chia sẻ có bị thoái hóa cột sống cổ, viêm gan B nhiều năm nay.

ThS Mạc Thùy Chi - chuyên khoa cơ xương khớp, trực tiếp thăm khám - cho hay tình trạng bà D. có hạn chế vận động vai trái như hạn chế các động tác khép, dạng, xoay trong/xoay ngoài.

Để tìm chính xác nguyên nhân gây các triệu chứng, bà D. được bác sĩ chỉ định làm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân gây đau.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý được xác định là do viêm khớp vai ở giai đoạn đông cứng khớp.

Với chẩn đoán viêm quanh khớp vai trái thể đông cứng, bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng tiêm nong khớp vai dưới hướng dẫn siêu âm, kê đơn điều trị ngoại trú, kèm theo hướng dẫn tập luyện tại nhà hằng ngày với các bài tập phục hồi chức năng khớp vai.

Hiện sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân đến tái khám đã cải thiện rõ rệt tình trạng đau.

Đặc điểm của viêm quanh khớp vai

Theo bác sĩ Chi, khớp vai là tổ hợp 5 khớp nhỏ, bao gồm các khớp chức năng và giải phẫu. Nhờ sự phối hợp giữa các khớp này giúp cho vận động khớp vai rất linh hoạt.

Viêm quanh khớp vai (Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…

Theo Welfling (1981), có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai bao gồm: Đau vai đơn thuần (thường do bệnh lý gân); Đau vai cấp (do lắng đọng vi tinh thể); Giả liệt khớp vai (do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân mũ cơ quay khiến cơ delta không hoạt động đuợc);

Cứng khớp vai (do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp, bao khớp dày, dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo - xuơng cánh tay).

Theo bác sĩ Chi, chẩn đoán chính xác viêm khớp vai, trong số nhóm bệnh lý gây tình trạng đau mỏi ở vùng cổ vai gáy, thì bên cạnh dấu hiệu lâm sàng (đau khớp vai, hạn chế vận động, các nghiệm pháp đánh giá vận động khớp vai), còn cần dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt viêm khớp vai với bệnh lý nào?

Để không bỏ sót bệnh, trong những trường hợp đến khám do dấu hiệu đau bất thường vùng vai ngoài lý do là bệnh viêm khớp vai, còn có thể do các nguyên nhân từ các bệnh lý khác như:

- Đau vai do các nguyên nhân khác: Đau thắt ngực, tổn thương đỉnh phổi, đau rễ cột sống cổ…

- Bệnh lý xương: Hoại tử vô mạch đầu trên xương cánh tay.

- Bệnh lý khớp: Viêm khớp mủ, viêm khớp do lao, viêm do tinh thể như gout, hoặc calci hóa sụn khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…

Chia sẻ nguyên tắc điều trị bệnh lý viêm khớp vai, bác sĩ Chi cho biết điều trị bệnh lý viêm khớp vai bao gồm điều trị đợt cấp, điều trị duy trì. Để đạt hiệu quả, trong quá trình điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp như điều trị nội khoa, ngoại khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Viêm quanh khớp vai là một bệnh lý phổ biến, gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và hiệu quả làm việc của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể làm mất chức năng của tay, dẫn đến tàn tật.

Theo khuyến cáo của chuyên gia cơ xương khớp, khi người dân xuất hiện một trong các dấu hiệu đau vai như đau vai đột ngột, quá mức, cơn đau có thể tăng lên khi cử động vai như nâng cánh tay, co cánh tay… nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác.

Bấm huyệt ở tay phòng trị được viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỉ lệ người mắc bệnh cao, bệnh thường kéo dài và không chỉ gây di chứng tàn phế mà còn gây bệnh tim mạch, phổi và ung thư.... Xoa bóp huyệt vị đơn giản ở tay giúp khí huyết lưu thông có thể khỏi bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar