13/03/2020 10:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đầu tuần tới, sông miền Tây mặn hơn

LÊ PHAN - MẬU TRƯỜNG
LÊ PHAN - MẬU TRƯỜNG

TTO - Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong tuần tới thủy triều trên các sông Nam Bộ xuống nhanh. Dự báo độ mặn trên các sông miền Tây Nam Bộ ít biến đổi trong 1-2 ngày đầu, sau đó xuống chậm.

Đầu tuần tới, sông miền Tây mặn hơn - Ảnh 1.

Những ngày khô hạn này, cứ chiều đến người dân lại xếp hàng tại giếng nước ngọt của cụ bà Nguyễn Thị Hưởn (xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre) lấy nước ngọt về sinh hoạt - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trong giai đoạn đỉnh hạn, mặn này, các địa phương hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ

Độ mặn lớn nhất tuần tới xuất hiện vào đầu tuần, ở mức lớn hơn thiên tai năm 2016 và lớn hơn trung bình nhiều năm. Riêng nhánh sông Hậu là nhỏ hơn.

Thủy triều đạt đỉnh cuối tuần

Cũng theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, những ngày qua lưu vực sông Mekong không có mưa. Mực nước các trạm trên dòng chính đang xuống chậm và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và trung bình nhiều năm.

Trong tuần này, thủy triều vùng hạ lưu lên nhanh và đạt đỉnh vào cuối tuần ở mức cao. Thủy triều sẽ góp phần đẩy mặn vào hệ thống sông rạch tại Nam Bộ (giai đoạn từ ngày 11 đến 15-3). Ranh mặn 4g/l xâm nhập sâu nhất khoảng 85km trên sông Hàm Luông, trên sông Vàm Cỏ 90-95km, các sông khác 45-70km.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết đã tăng cường công tác quan trắc, giám sát mặn, sử dụng 76 trạm đo cố định và tổ chức đo mặn bổ sung dọc các tuyến sông trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để có cảnh báo sớm cho người dân.

Tiếp tục khan hiếm nước ngọt

Tại các tỉnh ở hạ nguồn sông Mekong như Tiền Giang, Bến Tre những ngày qua vẫn đang tiếp tục đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt.

Tại Tiền Giang, ông Lê Văn Hưởng - chủ tịch UBND tỉnh - liên tục có những chuyến đi thực tế đến những vùng khan hiếm nước ngọt để tìm giải pháp. Ở các huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang, ông Hưởng đã chỉ đạo các huyện nhanh chóng chuẩn bị các điểm trữ nước và hoàn thành vào ngày 13-3. Các điểm này sẵn sàng đón nước ngọt cấp miễn phí từ các sà lan phục vụ nhu cầu tưới tiêu của người dân.

Cụ thể ở xã Phú Phong (huyện Châu Thành), xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) đang đồng loạt triển khai các ao chứa nước ngọt với thể tích từ vài ngàn mét khối trở lên. Sau đó sẽ bơm nước từ sà lan vào để cung cấp cho hàng trăm hecta cây ăn quả tại đây.

Trước đó, trước diễn biến của tình trạng xâm nhập mặn, UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết định cung cấp nước ngọt miễn phí để người dân cứu vườn cây ăn quả. Theo phương án của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh sẽ thuê tàu chở nước ngọt cấp cho các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy để tưới cho 12.100ha sầu riêng bị ảnh hưởng hạn, mặn, với thời gian hỗ trợ nước ngọt để tưới một tháng rưỡi. Tổng kinh phí thực hiện theo phương án là gần 37 tỉ đồng.

Còn tại Bến Tre, những ngày qua người dân vẫn tiếp tục chống chọi với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Đã có nhiều đoàn từ thiện đến với bà con vùng hạn, mặn để giúp đỡ nguồn nước, dụng cụ trữ nước...

Bạc Liêu, Sóc Trăng phối hợp điều tiết nước

han man 5 7(read-only)

Hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 12-3, ông Lai Thanh Ẩn - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu - cho biết hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đã phối hợp điều tiết nguồn nước. Theo đó, Bạc Liêu vận hành âu thuyền Ninh Quới để ngăn mặn cho Sóc Trăng và Sóc Trăng cũng "bật đèn xanh" cho Bạc Liêu mở các công trình như cống Đá, cống 5 Kiệu... thuộc tỉnh này để đưa nước ngọt về vùng cuối nguồn của tỉnh mình.

Ông Lưu Hoàng Ly - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu - chia sẻ thêm từ cuối năm 2019, do dự báo tình hình hạn, mặn năm nay có thể khốc liệt nên tỉnh đã chủ động trong công tác ứng phó. Ngoài xây dựng các kịch bản hạn, ngành nông nghiệp tỉnh này và tỉnh Sóc Trăng đã cùng ngồi lại để bàn việc phối hợp, điều tiết nguồn nước.

CHÍ QUỐC

EVN SPC tăng cường cấp điện chống hạn mặn tại miền Tây Nam Bộ

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã gấp rút triển khai kéo điện phục vụ các trạm bơm nước ngọt tưới tiêu và trao tặng hệ thống lọc nước, hàng trăm bình nước uống cho người dân tại hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

LÊ PHAN - MẬU TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Đó là thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM về xử lý, khắc phục tình trạng bảng thông tin ở hàng trăm nhà chờ xe buýt trên địa bàn bị hư hỏng, không hiển thị thông tin.

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Công an Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ hưu cho 73 lãnh đạo, chỉ huy

Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí cho 73 lãnh đạo, chỉ huy.

Công an Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ hưu cho 73 lãnh đạo, chỉ huy

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Suối Bà Lúa - con suối chạy qua một số khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai - sủi bọt trắng xóa bất thường khiến người dân không khỏi lo lắng.

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar