10/12/2024 05:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đầu tư cho văn hóa: Tiền không là tất cả

Nhiều chuyên gia, nghệ sĩ đưa ra ý kiến khá bất ngờ: đầu tư cho văn hóa thì tài chính trực tiếp rất quý nhưng không phải là thứ quan trọng nhất.

Đầu tư cho văn hóa: tiền không là tất cả - Ảnh 1.

Vũ. hát trong Liên hoan âm nhạc quốc tế Gió mùa 2023, năm nay chương trình tạm dừng sau 10 năm gắn bó với khán giả - Ảnh: MONSOON

Các ý kiến được đưa ra tại hội thảo Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức ngày 9-12 tại Hà Nội.

Việt Nam có thể phát triển một mô hình tài trợ kết hợp giữa ngân sách nhà nước, tài trợ tư nhân và nguồn thu tự tạo như của Pháp đang áp dụng.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương

Học gì từ kinh nghiệm các nước?

Tại hội thảo, các chuyên gia, nghệ sĩ đã đưa ra những chính sách đầu tư, tài trợ văn hóa của các quốc gia thành công về phát triển công nghiệp văn hóa từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... và đưa ra những gợi mở chính sách cho Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - đưa ra các chính sách đầu tư cho văn hóa của Pháp như một gợi ý tốt cho Việt Nam.

Bà cho biết nước Pháp coi văn hóa là lợi ích công nên ngân sách nhà nước đầu tư, tài trợ công vẫn là nền tảng chính cho các tổ chức văn hóa tại nước này. Nguồn đầu tư đến từ chính quyền trung ương và địa phương.

Bên cạnh đầu tư công, Pháp cũng có những chính sách khuyến khích khối tư nhân tài trợ cho văn hóa. Các doanh nghiệp có thể được khấu trừ 60% số tiền tài trợ khỏi thuế doanh nghiệp, tối đa 0,5% doanh thu hằng năm (theo Luật Loi Jean-Jacques Aillagon năm 2003 của Pháp).

Chính vì vậy, trong nhiều năm, một số thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton và Fondation Cartier đã tài trợ lớn cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật tại Pháp.

Ngoài ra Pháp cũng khuyến khích nguồn thu tự tạo của các tổ chức văn hóa công. Bảo tàng Louvre, Bảo tàng d’Orsay được khuyến khích tự tạo nguồn doanh thu thông qua các dịch vụ như: bán vé thu phí vào cửa, bán sách, quà lưu niệm và các sản phẩm liên quan đến nghệ thuật. Kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm trong khuôn viên, cho thuê không gian tổ chức sự kiện.

Về hiện trạng đầu tư của nhà nước cho văn hóa hiện nay, dưới góc nhìn của nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng Nhà nước đầu tư cho văn hóa không ít nhưng chưa hiệu quả.

Theo ông Trung, việc đầu tư thường dàn trải, thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, đặc biệt là thiếu mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách khách quan, thành ra khó xác định được mục tiêu cũng như khu vực cần đầu tư.

Thế nên mặc dù Nhà nước đã và đang đầu tư cho văn hóa nhưng những người làm văn hóa, nghệ sĩ vẫn cảm thấy thiếu thốn và không có cơ hội tiếp cận hay sử dụng những nguồn lực đầu tư đó.

Theo ông Quốc Trung, Nhà nước cần có sự lựa chọn dự án để đầu tư hiệu quả hơn.

Nhạc sĩ Quốc Trung kể câu chuyện khó khăn về cấp phép cũng như những thủ tục hành chính khác đã góp vào những nguyên nhân khiến Liên hoan âm nhạc quốc tế Gió mùa mà ông tổ chức, năm nay phải tạm dừng sau 10 năm.
Nhạc sĩ Quốc Trung

Tiền và những điều khác

Nhưng tiền chưa phải vấn đề lớn nhất với các nghệ sĩ, doanh nghiệp làm văn hóa Việt Nam hiện nay, theo nhạc sĩ Quốc Trung. Để hỗ trợ cho văn hóa sáng tạo thì rất cần những bệ đỡ khác ngoài tài chính, như đơn giản thủ tục cấp phép.

Ông Trung nói các cơ quan quản lý nhà nước cần hội đồng nghệ thuật gồm các nghệ sĩ, chuyên gia có tầm nhìn, có khả năng đánh giá các ý tưởng sáng tạo táo bạo nhất, chứ không phải một hội đồng đưa ra các quyết định bằng tư duy hành chính.

Bà Phạm Thị Thanh Hường - trưởng Ban văn hóa Văn phòng UNESCO tại Hà Nội - cùng góp ý kiến cho thấy các nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa cần được "đầu tư" không chỉ bằng tài chính trực tiếp.

Bà Hường cho biết báo cáo của UNESCO sau lấy ý kiến từ các nghệ sĩ, doanh nghiệp của 9 nước Đông Nam Á đã đưa ra 4 khuyến nghị với các cơ quan quản lý để thúc đẩy đầu tư cho các doanh nghiệp làm văn hóa sáng tạo.

Đó là nguồn đầu tư của Chính phủ bằng tài trợ trực tiếp hoặc các đặt hàng rất quan trọng nhưng đầu tư phi tài chính như hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho doanh nghiệp lại được cho là quan trọng hơn, quyết định sự sống còn và phát triển của các công ty này.

Và đầu tư quan trọng nhất cho nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa là cung cấp các hạ tầng thiết yếu. Khuyến nghị nữa là cần đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, các khung quy định quản lý.

Và cuối cùng, các đơn vị từ khu vực công phải có những nghiên cứu về thị trường, phân tích về ngành một cách khách quan, minh bạch và liên tục cập nhật để tư vấn cho các nghệ sĩ, doanh nghiệp về thực trạng, xu hướng phát triển của ngành.

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỉ đồng phát triển văn hóa

Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tối thiểu là 122.250 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar