28/02/2017 09:14 GMT+7

Đau chân, coi chừng bị chèn ép tĩnh mạch

BS LÊ THANH PHONG (BV ĐHYD TP.HCM)
BS LÊ THANH PHONG (BV ĐHYD TP.HCM)

TTO - Suy tĩnh mạch chi dưới ngoài nguyên nhân do các van tĩnh mạch bị hư hỏng thì ít người biết rằng suy tĩnh mạch còn có thể do bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu thường biểu hiện hay đau chân khi đi bộ - Ảnh minh họa: Duyên Phan

Tình trạng chèn ép tĩnh mạch chậu có thể dẫn đến suy tĩnh mạch chi dưới ở mức độ nặng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, đây là bệnh không thể được điều trị dứt điểm bằng những phương pháp điều trị suy tĩnh mạch thông thường.

Hội chứng thường gặp

Hội chứng này thường gặp phần lớn ở nữ giới (80%) và các triệu chứng thường khởi phát vào khoảng từ 20 đến 50 tuổi.

Vào những năm giữa thế kỷ 20, những nghiên cứu phẫu tích trên xác cho thấy tỉ lệ người có bất thường này cao từ 22-32%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này tăng theo tuổi.

Điều may mắn là không phải tất cả các trường hợp chèn ép tĩnh mạch chậu đều phát triển thành bệnh. Các thương tổn này thường yên lặng và một số sẽ đột ngột trở nặng khi có thêm các yếu tố bất thường khác về hồi lưu tĩnh mạch chi dưới.

Có thể vì vậy, biểu hiện đầu tiên của bệnh thường xuất hiện sau phẫu thuật, sau khi mang thai, sau thời gian nằm liệt giường, hay khi phải làm việc ở tư thế đứng trong thời gian dài...

Phát hiện ra sao?

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu biểu hiện giống như suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới, hoặc hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu hay nặng hơn là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính.

Biểu hiện của suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới: đau nhức chân, chủ yếu ở chân trái kèm các cảm giác khó chịu khác như mỏi, nặng, cảm giác kiến bò, chuột rút... tăng lên khi đi đứng và giảm đi khi nằm kê chân cao hay mang vớ áp lực, kèm theo tình trạng phù chân, gân xanh đỏ nổi dưới da hoặc có thể loét ở cổ chân.

Hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu gây nên hội chứng: đau mãn tính vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng kích thích đường tiểu tiện, đại tiện và sinh dục.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính: có hơn 50% người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính chân trái có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, và tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân trái cao hơn chân phải gấp 5 lần.

Bệnh thường khởi phát đột ngột với tình trạng đau và phù ở chân trái tăng dần, đi kèm các tĩnh mạch mới nổi lên ở vùng đùi và bẹn.

Đây là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong đột ngột do cục máu đông di chuyển về tim gây tắc động mạch phổi hay nhẹ hơn là tình trạng suy tĩnh mạch hậu huyết khối với phù, đau chân và lở loét về sau.

Giải pháp điều trị

Trước đây, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu được điều trị bằng phẫu thuật. Đây là một phẫu thuật lớn, phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn.

Ngày nay, với sự phát triển của can thiệp nội mạch, hội chứng này có thể điều trị khỏi bằng cách nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi, người bệnh có thể đi lại sớm vài giờ sau mổ và xuất viện ngay ngày hôm sau.

Đối với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu do chèn ép tĩnh mạch chậu, phương pháp điều trị mới là loại bỏ huyết khối bằng thuốc, bằng cơ học hay phẫu thuật, kết hợp với nong bóng và đặt stent mở rộng tĩnh mạch chậu bị hẹp hay tắc nghẽn.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu là gì?

Trong cơ thể con người, động mạch dẫn máu từ tim đến nuôi các cơ quan. Sau đó, máu sẽ theo tĩnh mạch để quay trở về tim. Phần lớn động mạch và tĩnh mạch sẽ đi song song nhau, trừ một vài nơi động mạch bắt chéo với tĩnh mạch.

Ở phần bụng dưới, động mạch chủ bụng ở vị trí ngang rốn sẽ chia ra thành 2 nhánh để đưa máu xuống 2 chân. Tương tự, tĩnh mạch 2 chân đi lên đến vị trí này cũng sẽ hợp lại thành một ngay phía trước của cột sống thắt lưng. Do đó, tĩnh mạch chậu trái sẽ bị kẹp giữa động mạch chậu phải ở phía trước và cột sống ở phía sau.

Thường động mạch chậu phải sẽ đập theo nhịp tim nên tĩnh mạch chậu trái sẽ bị tác động theo cơ chế “trên đe dưới búa”. Nếu nhịp tim trung bình là 75 lần/phút, tính đến thời điểm 30 tuổi, tĩnh mạch chậu trái đã chịu va đập như thế đến khoảng 1 tỉ 200 triệu lần.

Do đó tĩnh mạch chậu sẽ biến đổi: mô quanh tĩnh mạch và thành tĩnh mạch sẽ xơ hóa, lòng tĩnh mạch sẽ hẹp lại, có thể xuất hiện nhiều màng ngăn, mạng xơ sợi hoặc nặng hơn là tắc hoàn toàn.

Hồi lưu tĩnh mạch về tim sẽ chậm hoặc bị gián đoạn, làm ứ đọng máu ở chân và gây nên các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính hay bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

BS LÊ THANH PHONG (BV ĐHYD TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar