20/12/2024 12:30 GMT+7

Đào tạo truyền thông: Sinh viên nên được tiếp cận nghề nghiệp sớm

Khối ngành truyền thông có hơn 30 trường đại học đào tạo. Vấn đề đặt ra làm sao để đảm bảo quyền lợi sinh viên, tránh chạy theo số lượng tuyển sinh.

Đào tạo truyền thông: Sinh viên nên được tiếp cận nghề nghiệp sớm - Ảnh 1.

Nhiều ý kiến cho rằng các trường cạnh tranh nhau bằng chương trình đào tạo riêng biệt và thực tiễn - Ảnh: M.G.

Sáng 20-12, khoa truyền thông sáng tạo, Trường đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức hội thảo "Đào tạo truyền thông trong bối cảnh cạnh tranh". 

PGS.TS Vũ Quang Hào - trưởng khoa truyền thông sáng tạo - chia sẻ truyền thông được coi là một trong những ngành nóng nhất của thế kỷ này.

Theo ông Hào, hiện có hơn 30 cơ sở giáo dục đại học đào tạo khối ngành truyền thông. Ông đặt vấn đề làm thế nào để cạnh tranh lành mạnh và đào tạo hiệu quả, tạo sự khác biệt trong đào tạo.

Nói về việc khối ngành truyền thông thu hút người học, TS Huỳnh Văn Thông - chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, khoa báo chí - truyền thông Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng có nhiều yếu tố.

Theo ông, ngành truyền thông "hot" vì thí sinh trội năng lực khoa học xã hội không có nhiều lựa chọn ngành học, truyền thông là tác nhân gây ảnh hưởng xã hội và thu hút sự chú ý, sự chú trọng truyền thông doanh nghiệp mở rộng cơ hội nghề nghiệp, sinh kế truyền thông đa dạng.

Cũng theo ông Thông, trường công và tư có các chiến lược, lợi thế và quy mô tuyển sinh khác nhau. Để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như cạnh tranh bền vững, ông Thông đề xuất một số giải pháp liên quan đến chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, liên kết với doanh nghiệp...

"Các trường tuyển sinh lớn nên sớm cân nhắc điều chỉnh giảm quy mô để cân bằng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tránh những hệ lụy khi bong bóng đào tạo truyền thông bị vỡ. Các trường cũng nên cạnh tranh dựa trên giá trị chương trình đào tạo nổi bật, đội ngũ giảng viên chất lượng. Tránh trường hợp cơ sở vật chất thế kỷ 19, giảng viên thế kỷ 20 dạy sinh viên thế kỷ 21" - ông Thông đề xuất thêm.

Trao đổi tại hội thảo, TS Trần Bá Dung, trưởng khoa marketing - truyền thông Trường đại học Hoa Sen, dẫn các nghiên cứu tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy nhu cầu nhân lực truyền thông - quan hệ công chúng - quảng cáo - marketing rất lớn nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp ít hơn rất nhiều, doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự truyền thông.

Đánh giá về sự cạnh tranh trong đào tạo truyền thông, ông Dung cho rằng chương trình đào tạo truyền thông là yếu tố then chốt quyết định sự cạnh tranh của các trường. Ông đưa ra các yếu tố như nội dung đào tạo độc đáo và phù hợp xu hướng, đưa công nghệ tương tác hiện đại vào đào tạo, chương trình học có tính thực tiễn cao, xây dựng mạng lưới kết nối và cơ hội việc làm...

Nhiều đại biểu cũng cho rằng các trường nên điều chỉnh chương trình đào tạo, cho sinh viên sớm tiếp cận nghề nghiệp, tham gia hoạt động truyền thông tại các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững - nguyên trưởng khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng để tạo ra năng lực cạnh tranh riêng, các cơ sở đào tạo nên đào tạo sinh viên có năng lực thiết kế, sáng tạo thông điệp truyền thông. Ngoài ra cũng cần trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thiết kế, quản trị kế hoạch chiến dịch truyền thông hiệu quả. Yếu tố cuối cùng là đào tạo nhân lực truyền thông xã hội bao gồm kiến thức, kỹ năng tập hợp, vận hành kênh truyền thông xã hội để chủ động khởi nghiệp.

Ở khía cạnh đơn vị truyền thông tham gia đào tạo, nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho rằng trường nào đào tạo đáp ứng được nhu cầu của người học, trường đó sẽ thắng trong sự cạnh tranh.

Ông Trung cũng cho rằng trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc đào tạo truyền thông cần hướng đến đào tạo để người học có khả năng chuyển đổi công việc. "Báo Tuổi Trẻ đã tham gia quá trình đào tạo nhân lực ngành truyền thông. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, chúng tôi quan tâm trang bị kỹ năng tự học, làm dự án, nhận thức nghề nghiệp của mình, tự tích lũy được những gì các bạn cần ngay từ năm 1, 2" - ông Trung nói.

Để đào tạo truyền thông hiệu quả, ông Trung đề xuất các trường có thể liên kết mạng lưới đào tạo là cơ quan báo chí, công ty công nghệ đủ mạnh. Thay vì đầu tư cơ sở vật chất, trường có thể liên kết công ty công nghệ. Công ty cũng hỗ trợ công nghệ phát triển cho cơ quan báo chí. Điều này tạo thành chân kiềng trong đào tạo báo chí truyền thông, đáp ứng nhu cầu của người học tốt hơn.

Sinh viên chọn trường vì... cơ sở vật chất

Khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành khảo sát sinh viên các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên chọn học tại khoa.

Kết quả cho thấy 80,8% sinh viên chọn học tại trường vì có môi trường học tập hiện đại và đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ học tập. Điều này cho thấy cơ sở vật chất và môi trường học tập là yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút sinh viên.

Về lý do chọn học tại khoa, yếu tố chương trình học chất lượng và phù hợp với ngành được sinh viên chọn nhiều nhất, cơ sở vật chất và môi trường học tập xếp thứ 2, cơ hội nghề nghiệp xếp thứ 3.

Khai giảng khóa 2 chương trình hợp tác đào tạo giữa báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Khóa 2 chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường đại học Nguyễn Tất Thành và báo Tuổi Trẻ với gần 400 sinh viên đại học chính quy khai giảng sáng 11-10.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Biến động điểm chuẩn Trường đại học Y Hà Nội 3 năm qua

Từ năm 2022, điểm chuẩn ngành y khoa của Trường đại học Y Hà Nội luôn ở mức cao và có sự biến động tăng - giảm. Ngành răng hàm mặt điểm chuẩn tương đối ổn định.

Biến động điểm chuẩn Trường đại học Y Hà Nội 3 năm qua

Khánh Hòa trả hết ‘nợ’ tiền hỗ trợ học tập, sinh viên sư phạm phải ‘trả lại’ gì?

Tất cả sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Trường đại học Khánh Hòa bị nợ tiền hỗ trợ học tập cả 2-3 năm học vừa được tỉnh chi ngân sách thanh toán xong và phải thực hiện cam kết sau khi ra trường.

Khánh Hòa trả hết ‘nợ’ tiền hỗ trợ học tập, sinh viên sư phạm phải ‘trả lại’ gì?

167 thí sinh đầu tiên trúng tuyển có điều kiện ngành y khoa Trường đại học Y Hà Nội

Những thí sinh trúng tuyển vào Trường đại học Y Hà Nội diện tuyển thẳng sẽ phải xác nhận nhập học trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức trúng tuyển.

167 thí sinh đầu tiên trúng tuyển có điều kiện ngành y khoa Trường đại học Y Hà Nội

Chuyên gia nói không có 'mưa điểm 10' thi tốt nghiệp THPT 2025, thực tế ra sao?

Thống kê cho thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 15.331 bài thi đạt điểm 10, trong khi năm ngoái là 10.878.

Chuyên gia nói không có 'mưa điểm 10' thi tốt nghiệp THPT 2025, thực tế ra sao?

Điểm thi các môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

Điểm thi các môn tin học, công nghệ - công nghiệp, công nghệ - nông nghiệp, kinh tế - pháp luật - những môn lần đầu tiên xuất hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có nhiều thú vị.

Điểm thi các môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

TOEFL iBT sắp thay đổi toàn diện, cụ thể thế nào?

Bài thi TOEFL iBT, tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh học thuật toàn cầu, sẽ bước vào giai đoạn cải tổ sâu rộng nhất trong hơn một thập kỷ.

TOEFL iBT sắp thay đổi toàn diện, cụ thể thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar