08/06/2016 15:22 GMT+7

​Đào tạo thiết kế mỹ thuật theo chuẩn Italia

K.D
K.D

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã ký kết hợp tác đào tạo ĐH và thạc sĩ với ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA (Italia).

Đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng và ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA ký kết hợp tác. Ảnh: HB

Thiết kế mỹ thuật công nghiệp là một trong những ngành đang cần rất nhiều nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển nền công nghiệp sáng tạo của đất nước. Việc ký kết hợp tác đào tạo với ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA là bước tiến lớn trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về đào tạo của Khoa Mỹ thuật công nghiệp của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.

Cơ hội làm việc quốc tế

Theo thỏa thuận hợp tác, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng và ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA sẽ cùng hợp tác và triển khai chương trình đào tạo bậc ĐH (3 năm) và thạc sĩ (2 năm) tại khoa Mỹ thuật công nghiệp của trường. Dự kiến khóa đầu tiên sẽ tuyển sinh vào tháng 9-2016. Hồng Bàng là trường ĐH đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tính đến thời điểm này ký kết hợp tác dào tạo với ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA.

Với chương trình hợp tác đào tạo này, hai trường sẽ cùng phát triển chương trình, trao đổi sinh viên, giảng viên để đảm bảo sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng được học tập trong môi trường có sự cọ xát thực tế quốc tế, giúp trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ… mở ra nhiều cơ hội để sinh viên có khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu.

ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA là một cơ sở đào tạo uy tín cao trong lĩnh vực mỹ thuật tại Italia.

Trường đào tạo các ngành về Truyền thông thị giác, nghệ thuật tạo hình, kết hợp với sự chú trọng các yếu tố về Kiến trúc và cảnh quan đô thị; cùng với các chuyên ngành về Thiết kế và ứng dụng nghệ thuật vào việc phục hồi, chú trọng vấn đề phục chế theo từng thời kỳ của lịch sử.

Trường còn mạnh ở các khoa về Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế Thời Trang, Đồ Họa, Nhiếp Ảnh, Nghệ Thuật, Kỹ thuật mới trong tạo hình.

Đặc biệt trường có chương trình cao học 2 năm về Thiết kế tạo hình Nghệ Thuật và Kinh doanh Nghệ Thuật, Phục chế, Đồ họa và Truyền thông đa phương tiện, Nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, Nội Thất và quy hoạch đô thị, điện ảnh và truyền thông...

Một điểm đáng chú ý nữa của chương trình liên kết này là việc thay đổi đáng kể chương trình, thời gian cũng như cách thức đào tạo so với chương trình truyền thống. Chương trình ĐH được thiết kế trong 3 năm, gắn trường học với doanh nghiệp, sinh viên được đào tạo theo xu hướng hiện đại, giáo dục mở và đề cao tính thực hành với các dự án thực tế để có thể hội nhập với môi trường làm việc trong nước và quốc tế ngay khi tốt nghiệp.

Đánh giá về chương trình liên kết này, ông Nguyễn Viết Dũng - phó vụ trưởng, phó giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - cho biết trong xu thế toàn cầu hóa, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường ĐH trong nước hợp tác với các trường quốc tế uy tín.

“Điều này không chỉ giúp sinh viên  có cơ hội học tập và làm việc trong môi trường quốc tế mà còn giúp nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH Việt Nam. Tôi tin rằng, với chương trình hợp tác với ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA đào tạo cử nhân và thạc sĩ sẽ giúp sinh viên có kiến thức tốt chuyên môn, ngoại ngữ mà còn có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế” - ông Dũng chia sẻ thêm.

Đồng quan điểm này, ông Michele D'Ercole - chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam - cho rằng lễ ký kết đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, giúp sinh viên Việt Nam có nhiều cơ hội để làm việc trong các công ty của Italia nói riêng và quốc tế nói chung.

Chuyển giao công nghệ đào tạo

Buổi ký kết có sự hiện diện của nhiều cán bộ ngoại giao và doanh nghiệp Italia tại Việt Nam cho thấy họ rất quan tâm đến vấn đề hợp tác nói chung và hợo tác giáo dục nói riêng giữa hai quốc gia. Bà Cecilia Piccioni - Đại sứ Italia tại Việt Nam - cho biết lễ ký kết này là sự kiện đặc biệt nằm trong các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước, là tiến trình đầu tiên trong hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia.

Chúng tôi mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ luôn theo sát và tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các đơn vị.

 Bà Cecilia Piccioni - Đại sứ Italia tại Việt Nam
Trình diễn thời trang tại lễ ký kết. Ảnh: HB

Ông Michele D'Ercole cho rằng việc hợp tác này không chỉ là liên kết đào tạo mà còn là quá trình chuyển giao công nghệ đào tạo. Theo ông Michele D'Ercole, Italia rất nổi tiếng vể ngành công nghiệp sáng tạo, trong đó có lĩnh vực thiết kế.

“Các ngành công nghiệp, nền kinh tế hiện nay đang rất cạnh tranhg, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải thay đổi theo xu hướng đó. Việc chuyển giao công nghệ đào tạo từ Italia sang Việt Nam đỏi hỏi giảng viên đến từ Italia phảic ó nhiều kỹ năng để chuyển tải tốt nhất kiến thức cho sinh viên Việt Nam, chuyển giao công nghệ đào tạo cho phía Việt Nam” - ông nói.

Trong khi đó, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu này đó là hợp tác quốc tế. Việc ký kết hợp tác với ĐH Thiết kế nghệ thuật LABA và một ví dụ điển hình cho chủ trương này.

PGS-TS Thái Bá Cần - hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng - cho rằng hợp tác quốc tế trong đào tạo là một chiến lược quan trọng của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu.

K.D

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hôm nay bắt đầu lọc nguyện vọng ảo

TTO - Hôm nay 6-8, các trường đại học cả nước bắt đầu thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1. Hai nhóm xét tuyển phía Bắc và phía Nam sẽ chạy lọc ảo theo nhóm từ nay đến 17h ngày 8-8 với 14 bước.

Hôm nay bắt đầu lọc nguyện vọng ảo

Thay đổi điểm sau phúc khảo, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng bổ sung

TTO - Ông Nguyễn Hữu Tài, trưởng phòng khảo thí - công nghệ thông tin Sở GD-ĐT Tây Ninh, cho biết thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng bổ sung sau khi có kết quả phúc khảo.

Thay đổi điểm sau phúc khảo, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng bổ sung

Điều chỉnh nguyện vọng, có được đổi tổ hợp xét tuyển?

TTO - Đã đăng ký xét tuyển tổ hợp Toán - Lý - Anh, thí sinh có được đổi qua tổ hợp xét tuyển khác? Thí sinh đăng ký 5 nguyện vọng liệu có thể trúng tuyển cả 5?

Điều chỉnh nguyện vọng, có được đổi tổ hợp xét tuyển?

Nhiều trường đại học lấy điểm sàn thấp, điều gì xảy ra?

TTO - Dù có lấy điểm sàn thấp đến đâu, những trường đại học có mức xét tuyển thấp cũng khó lòng tuyển đủ chỉ tiêu, bởi vấn đề không nằm ở chỗ điểm sàn là bao nhiêu mà ở chỗ số thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều hay ít.

Nhiều trường đại học lấy điểm sàn thấp, điều gì xảy ra?

Nhiều thí sinh sai sót khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

TTO - Trong 3 ngày đầu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT ghi nhận có 126.820 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng, trong đó nhiều trường hợp mắc sai sót.

Nhiều thí sinh sai sót khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Hàng loạt trường đại học điều chỉnh tăng điểm sàn

TTO - Hôm nay 25-7, hàng loạt đại học công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) ở mức dưới 14 điểm đã điều chỉnh lên mức cao hơn.

Hàng loạt trường đại học điều chỉnh tăng điểm sàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar