22/04/2016 13:19 GMT+7

Đào tạo 350 tiến sĩ/năm không quá nhiều như dư luận bàn tán

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - GS Võ Khánh Vinh, giám đốc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã phát biểu như vậy trong buổi họp báo xung quanh lùm xùm về việc chỉ trong một thời gian ngắn học viện đã cho “ra lò” quá nhiều tiến sĩ.

GS Võ Khánh Vinh (phải) phát biểu trong buổi họp báo - Ảnh: Việt Dũng

 

"Dư năng lực đào tạo 350 chỉ tiêu tiến sĩ/năm"

Về nghi ngại của dư luận về số lượng TS được đào tạo của học viện, GS Võ Khánh Vinh khẳng định với chỉ tiêu đào tạo 350 TS/năm, học viện đang làm đúng quy định về chỉ tiêu, phù hợp với năng lực của học viện.

“Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) hợp nhất từ 17 viện nghiên cứu vào năm 2010, hiện là học viện duy nhất chỉ đào tạo TS, thạc sĩ được Chính phủ phê duyệt. Hiện tại, học viện đang đào tạo 36 ngành. Vì thế, với 350 chỉ tiêu, mỗi ngành chỉ đào tạo chưa đến 10 TS/năm”, GS Vinh giải thích.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo lớn thế này, học viện có 412 cán bộ cơ hữu, bao gồm 19 GS, 175 PGS, số còn lại là TS, trong đó có nhiều TS đã từng học tại học viện. Ngoài ra, học viện còn có khoảng 2.000 GS, PGS, TS thỉnh giảng và hướng dẫn.

“Tôi khẳng định với chỉ tiêu 350 chỉ tiêu mới/năm, chúng tôi vẫn còn dư năng lực”, GS Vinh nói.

10% NCS phải dừng bước

GS Võ Khánh Vinh cho biết mỗi năm học viện có khoảng 10% NCS không được bảo vệ. Trong số 90% được bảo vệ, thì cũng có khoảng 20% bảo vệ quá hạn.

GS Nguyễn Văn Hiệp, trưởng khoa ngôn ngữ của học viện, cũng cung cấp số liệu: năm 2009, có 17 đề tài NCS thì chỉ có 4 đề tài của NCS phải dừng vĩnh viễn, 1 đề tài phải gia hạn; năm 2010 có 20 đề tài, chỉ có 11 đề tài được bảo vệ đúng hạn, 2 đề tài phải dừng vĩnh viễn, còn lại phải gia hạn; năm 2012 có 13 đề tài, chỉ có 8 đề tài được bảo vệ đúng hạn.

“Với quy trình chặt chẽ, trong đó đa số thành viên hội đồng là chuyên gia mời bên ngoài học viện nên không thể lọt đề tài kém chất lượng”, ông Hiệp khẳng định.

Về số liệu nghiên cứu được công bố trên Web of Science ngày 21-4-2016 nêu: “Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) có 380 TS, GS, PGS trong năm 2015 chỉ công bố 3 bài báo ISI. Cũng năm 2015 Viện Khoa học xã hội VN chỉ công bố 260 bài báo quốc tế các loại, chiếm 1,15% so với tổng số bài báo quốc tế của VN. Trong khi tỉ lệ này của Viện Khoa học & công nghệ VN là 19,32%”, PGS Trần Thị An, đại diện cho Học viện khoa học xã hội, đính chính học viện năm qua công bố khoảng 400 bài báo trên các tạp chí quốc tế.

Giải thích thêm, GS Vũ Dũng, trưởng khoa tâm lý học của học viện, nói: “Nếu như lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ dễ dàng hơn trong việc kết nối và công bố bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế thì ở lĩnh vực khoa học xã hội có rất nhiều nhạy cảm cần cân nhắc".

“Tôi vừa chủ nhiệm 3 đề tài nghiên cứu rất tốt nhưng chúng tôi không thể đăng trên tạp chí quốc tế, vì cân nhắc tới vấn đề bí mật quốc gia, lợi ích quốc gia”, ông Vũ Dũng trao đổi.

Hành vi “nịnh” và “giao tiếp của chủ tịch xã” là các đề tài thiết thực

 

PGS Trần Thị An (phải) phát biểu - Ảnh: Việt Dũng

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, nghiên cứu về hành vi “nịnh” không phải đề tài vu vơ. Ông Hiệp ví dụ nghiên cứu về tội phạm không phải khuyến khích tội phạm mà để ngăn ngừa. Vì thế nghiên cứu hành vi “nịnh” của người Việt là để hiểu và có tác động tích cực, thay đổi hành vi này. “Đây là một luận án hay, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn”, ông Hiệp khẳng định.

Tương tự, GS Vũ Dũng cũng cho rằng đề tài “đặc điểm giao tiếp với người dân với chủ tịch xã” rất thiết thực.

“Hiện nay, VN có khoảng 11.000 đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng với có 11.000 chủ tịch xã. Với số lượng lớn như thế, việc nghiên cứu về đề tài này không phải vô tác dụng”, ông Dũng chia sẻ.

“Việc cho rằng đề tài NCS phải to tát là một suy nghĩ không đúng”, GS Dũng nói.

Ông Dũng đưa ra ví dụ ở Hà Lan có những đề tài “chữ viết trong nhà vệ sinh”, hay “hiện tượng nhổ nước bọt ngoài đường”.

Đủ số lượng mới có kinh phí đào tạo chất lượng

GS Vũ Khánh Vinh đã nói như vậy khi trả lời chất vấn của báo giới về lo ngại số lượng TS được đào tạo quá lớn sẽ làm giảm chất lượng.

“Chúng tôi mong tới năm 2020, mỗi năm học viện có thể đáp ứng 450-500 chỉ tiêu đào tạo. Chỉ tiêu 350 NCS/năm như hiện nay chỉ ở mức trung bình, không quá nhiều như dư luận bàn tán”, GS Vinh nói.

Trần tình thêm, ông Vinh cho biết phải có đủ số lượng thì mới có kinh phí để đào tạo chất lượng. Vì hiện nay học viện chỉ được cấp số kinh phí để đảm bảo hoạt động cơ bản, còn việc đào tạo chủ yếu trông chờ vào học phí, với mục tiêu đủ trang trải. Trong khi đó, học phí hiện rất thấp, khoảng 15 triệu đồng/NCS/năm.

Hiện học viện đang xây dựng đề án tự chủ tài chính, theo đó học phí có thể nâng lên. Nhưng đó là việc lâu dài, còn trước mắt vẫn phải xoay xở trong nguồn kinh phí hạn hẹp.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar