29/07/2020 15:38 GMT+7

Họa sĩ Trịnh Thái, họa sĩ bối cảnh phim 'Biệt động Sài Gòn' vừa qua đời

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Họa sĩ Trịnh Thái, họa sĩ thiết kế bối cảnh trong các bộ phim nổi tiếng của điện ảnh cách mạng Việt Nam, đã từ trần lúc 4h35 ngày 29-7, hưởng thọ 80 tuổi.

Họa sĩ Trịnh Thái, họa sĩ bối cảnh phim Biệt động Sài Gòn vừa qua đời - Ảnh 1.

Đây là bức ảnh nhà quay phim Trần Hùng chụp họa sĩ Trịnh Thái cách đây một tháng khi ông đi triển lãm tranh của một người bạn. Họa sĩ Trịnh Thái hút thuốc rất nhiều, lúc nào trên môi ông cũng có một điếu thuốc - Ảnh: TRẦN HÙNG

Họa sĩ Trịnh Thái sinh năm 1941 tại Hải Phòng. Ông là sinh viên khóa đầu tiên của lớp họa sĩ Trường Điện ảnh Việt Nam (nay là Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh Hà Nội).

Sau khi tốt nghiệp, ông về đầu quân cho Xưởng phim truyện Việt Nam, lúc đó ông là họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết giữa rất nhiều họa sĩ hàng đầu của xưởng phim như Bình Đẳng, Ngọc Linh, Trần Kiềm, Thanh Đức.

Sau này, Trịnh Thái trở thành họa sĩ thiết kế bối cảnh được những đạo diễn nổi tiếng như NSND Hải Ninh, NSND Long Vân tín nhiệm, luôn mời cộng tác cùng.

Trịnh Thái là người đã thiết kế bối cảnh cho hơn 40 bộ phim của điện ảnh cách mạng Việt Nam như Rừng O Thắm, Vỹ tuyến 17 ngày và đêm, Ngày lễ thánh, Trở về Sam Sao, Biệt động Sài Gòn, Săn bắt cướp…

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần kể: "Ông ấy là một trong những họa sĩ thiết kế bối cảnh có rất nhiều ý tưởng sáng tạo. Để tạo nên được rừng dương của miền Nam trong phim Rừng O Thắm, Trịnh Thái đã ra bãi An Dương (Hà Nội), lúc đó còn bãi cát và rặng phi lao để tạo nên rừng dương.

Trịnh Thái cũng là người nghiên cứu rất kỹ tài liệu, ngoài vẽ phác thảo bối cảnh ông ấy vẽ cả phác thảo nhân vật, đạo cụ rất kỹ càng giúp cho đạo diễn và diễn viên hình dung trước. Trịnh Thái là người rất hòa nhã, nhẹ nhàng, vậy mà tổ chức đội ngũ họa sĩ cùng làm rất hiệu quả. Trịnh Thái làm mà như chơi đó".

Nhà quay phim Trần Hùng, một người bạn vong niên của họa sĩ Trịnh Thái, cũng nhận định Trịnh Thái là một họa sĩ có biệt tài tạo nên hồn vía cho bối cảnh phim, để diễn viên khi nhập vào khung cảnh đó có thể diễn xuất tốt hơn, quay phim làm việc có cảm hứng hơn.

"Rất ít họa sĩ bối cảnh phim có khả năng vẽ tranh, và Trịnh Thái là một trong số ít vẽ tranh thành công và còn bán được rất tốt. Cách đây hai năm, anh có tổ chức một buổi triển lãm tại Ngô Quyền - Hà Nội, triển lãm kết thúc anh ấy đã bán sạch tranh. Trịnh Thái vẽ nhiều về Hải Phòng, quê hương của anh và vẽ rất nhiều chân dung các mỹ nhân ở Hà Nội", nhà quay phim Trần Hùng cho biết.

Trong mắt bạn bè, Trịnh Thái là một người lữ hành đơn độc nhưng luôn tươi vui. Ông rất đúng giờ và đặc biệt sòng phẳng, nợ tiền bà hàng nước hôm sau ông cũng nhớ trả ngay.

Họa sĩ Trịnh Thái còn là người rất đa tình. Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần: "Anh Trịnh Thái yêu lần nào cũng đắm đuối, cũng say mê như lần đầu. Anh có nhiều mối tình lắm nhưng không kết hôn.

Cách đây 5-7 năm người yêu cũ của anh ở nước ngoài về, hai người tay trong tay đẹp đôi lắm. Đó là lần đầu tiên trong đời anh ấy muốn kết hôn, nhưng thật tiếc là sau đó chị ấy qua đời, nên cuối cùng anh vẫn sống cô đơn đến giờ".

Gần đây đi khám bệnh, họa sĩ Trịnh Thái phát hiện ông bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Ông qua đời tại Hà Nội và gia đình đã quyết định đưa ông về Hải Phòng để tổ chức lễ tang.

Lễ khâm liệm họa sĩ Trịnh Thái diễn ra vào 14h ngày 30-7 tại nhà tang lễ Quân khu 3 - số 12 Bến Bính, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Lễ đưa tiễn hồi 14h ngày 31-7 tại đài hóa thân hoàn vũ Ninh Hải, Hải Phòng.

Tư Chung của 'Biệt động Sài Gòn' đã qua đời

TTO - 'Tôi rất mê Quang Thái trên sân khấu kịch, nên đã chọn Quang Thái vào vai Tư Chung trong Biệt động Sài Gòn', đạo diễn Long Vân cho biết.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Dự án Viet Nam Love do đạo diễn Trần Thành Trung khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng, như lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay.

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar