09/02/2020 11:27 GMT+7

Đảng Dân chủ chờ màn 2 ở New Hampshire

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Đêm 7-2, tức sáng 8-2 theo giờ Việt Nam, các ứng viên Đảng Dân chủ đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên sóng truyền hình tại New Hampshire. Đây là cơ hội cuối cùng để họ nêu quan điểm, tranh thủ sự ủng hộ trước cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở bang này.

Đảng Dân chủ chờ màn 2 ở New Hampshire - Ảnh 1.

Các ứng viên Đảng Dân chủ tham gia tranh luận trực tiếp ở New Hampshire đêm 7-2 (giờ Mỹ) - Ảnh: Reuters

Cuộc bỏ phiếu tại bang New Hampshire ngày 11-2 sẽ là lúc cử tri có cái nhìn rõ hơn về quan điểm, chính sách của các ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ bên Đảng Dân chủ.

Căng thẳng

Trước khi sự kiện này diễn ra, phía Dân chủ đã chứng kiến những diễn biến không mấy vui vẻ. Đầu tiên là trục trặc trong khâu kiểm phiếu ở cuộc bầu cử sơ bộ theo hình thức họp kín (caucus) ở Iowa, tiếp đến là thất bại trong việc luận tội Tổng thống Donald Trump tại phiên tòa ở Thượng viện khi ông Trump được tha bổng.

Trong bối cảnh uy tín của đảng sụt giảm, các ứng viên Đảng Dân chủ kỳ vọng "màn hai" ở New Hampshire là sự khởi đầu mới cho chiến dịch của mình với mục tiêu lớn hơn: thuyết phục cử tri Dân chủ và chứng tỏ mình có thể là ứng viên đủ mạnh để thắng ông Trump.

Nếu các ứng viên Dân chủ tại Iowa đã cố gắng ôn hòa để phù hợp với quan điểm truyền thống nơi này, New Hampshire có thể là lúc cá tính của những người tranh cử năm nay được thể hiện rõ ràng hơn.

Báo Guardian (Anh) nhận xét rằng trong hơn hai giờ rưỡi tranh luận, cả 7 ứng viên Dân chủ đã đối đầu nhau, tận dụng tối đa cơ hội này để thắng tại New Hampshire. Và dù có một số khoảnh khắc thân thiện, cuộc tranh luận này đã diễn ra căng thẳng hơn nhiều so với trước đây. Những màn tấn công được thực hiện trực tiếp hơn, sự tương phản trong quan điểm được nhìn thấy rõ ràng hơn quanh hàng loạt chủ đề từ y tế, phân biệt chủng tộc cho tới tài chính cho cuộc vận động tranh cử.

Lấy ví dụ ông Pete Buttigieg, người tuyên bố chiến thắng ở Iowa, bị đặt dấu hỏi về chuyện tại sao xuất hiện nhiều người da màu bị bắt tại thành phố South Bend (bang Indiana) kể từ lúc ông làm thị trưởng. Bản thân ông Buttigieg cũng tấn công thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders, cho rằng người Mỹ cần một ứng viên giúp họ đoàn kết thay vì "chia rẽ mọi người bằng chính trị khi nói nếu các bạn không leo lên đỉnh bằng mọi giá thì chẳng nghĩa lý gì cả".

Chia rẽ

Sự căng thẳng bên phe Dân chủ lần này đang gợi lên hình ảnh họ không hề mong muốn: sự chia rẽ. Bên cạnh chia rẽ về những quan điểm điều hành khác biệt, cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ vừa qua cũng là lúc những chính trị gia có tiếng đấu với "tân binh" như cựu thị trưởng Buttigieg.

Tại New Hampshire, bà Klobuchar sát cánh cùng những nghị sĩ kỳ cựu như Sanders, Elizabeth Warren hay cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden. Bà nói: "Chúng ta có một tân binh ở Nhà Trắng và hãy xem xét điều này. Tôi không nghĩ đó là thứ người dân mong muốn". Đáp lại, ông Buttigieg - ứng viên trẻ nhất năm nay chỉ 38 tuổi - nói: "Nếu chúng ta muốn thắng vị tổng thống này (Trump), chúng ta phải tiến lên từ kịch bản mà chúng ta đã dựa trên ở quá khứ".

Vấn đề của Đảng Dân chủ năm nay chính là việc chưa ai cho thấy khả năng có thể đánh bại ông Trump, người đang gần như chắc chắn tiếp tục đại diện cho Đảng Cộng hòa vào "vòng chung kết". Báo chí thân Cộng hòa chỉ ra rằng trong khi Buttigieg và Sanders đang có vẻ thắng thế, khó ai tin một ứng viên 38 tuổi hoặc một ứng viên 78 tuổi lại có khả năng làm chuyện đó.

Sự chia rẽ của người Dân chủ cũng được thể hiện qua khảo sát mới đây của Hãng Gallup, thực hiện từ ngày 16 tới 29-1. Theo đó, trong số những người được hỏi có 65% mô tả Đảng Dân chủ đang chia rẽ, trong lúc 34% cho rằng đảng này đoàn kết. Ngược lại, 56% người được hỏi khẳng định Đảng Cộng hòa đoàn kết, so với 43% nhận xét đảng của ông Trump chia rẽ. Trong nội bộ những người theo Đảng Dân chủ, cũng có 51% tin rằng đảng này đoàn kết, trái ngược với sự tự tin vào mức độ đoàn kết của người Cộng hòa (76%).

Ẩn số Michael Bloomberg

Sau khi vắng bóng ở Iowa, tỉ phú Michael Bloomberg tiếp tục không tham gia tranh luận bên Đảng Dân chủ đêm 7-2. Theo CNBC, ông Bloomberg sẽ không xuất hiện cho tới ngày "siêu thứ ba" (ngày 3-3) quan trọng trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở nhiều bang.

Ông Bloomberg thay vào đó đang chi tiền quảng bá chiến dịch của mình, bao gồm việc mua quảng cáo 60 giây ở sự kiện Super Bowl - chương trình nức tiếng có rating cao ngất ngưởng ở Mỹ và thu hút dư luận quốc tế.

Chiến thuật của ông Bloomberg lúc này vô tình hay cố ý cũng đang giúp ông né xa những vụ bê bối của Đảng Dân chủ. Theo khảo sát trung bình của RealClearPolitics, ông Bloomberg đang "hái quả ngọt" khi được xem là ứng viên Dân chủ có khả năng đánh bại đương kim Tổng thống Trump nhất.

Đảng Dân chủ đòi cựu cố vấn an ninh quốc gia ra làm chứng, ông Trump không chịu

TTO - Đảng Dân chủ lại một lần nữa yêu cầu cựu cố vấn an ninh quốc gia, ông John Bolton, ra làm chứng trong phiên tòa luận tội tổng thống đang diễn ra đến hồi gay cấn.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Ukraine chỉ xác nhận có 6 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công của tên lửa Nga tại trường bắn ở vùng Sumy. Chỉ huy đơn vị liên quan của Ukraine đã bị đình chỉ công tác.

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Việc Mỹ quyết định chờ đề xuất của Nga là diễn biến mới nhất trong lập trường thay đổi liên tục của Washington về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

EU áp gói trừng phạt mới, Nga quyết 'không phản hồi'

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố gói trừng phạt thứ 17 nhằm siết chặt vòng vây kinh tế Nga, tuy nhiên Matxcơva tiếp tục giữ thái độ cứng rắn theo đuổi chiến lược bất chấp sức ép từ phương Tây.

EU áp gói trừng phạt mới, Nga quyết 'không phản hồi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar