01/09/2020 17:11 GMT+7

Đang căng như dây đàn, Mỹ công bố các cam kết mật với Đài Loan làm gì?

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Hai điện tín thể hiện 6 cam kết của Mỹ với Đài Loan năm 1982 đã được giải mật và công bố ngày 31-8, giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung - Đài đang căng thẳng. Giới phân tích nhận định Washington đang gởi thông điệp nhiều tầng nghĩa tới Bắc Kinh.

Đang căng như dây đàn, Mỹ công bố các cam kết mật với Đài Loan làm gì? - Ảnh 1.

Khu trục hạm USS Mustin của Hải quân Mỹ băng qua eo biển nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục ngày 18-8, một hành động bị Bắc Kinh chỉ trích là khiêu khích - Ảnh: Hải quân Mỹ

Giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung và hai bờ eo biển Đài Loan đang căng thẳng, câu hỏi được nhiều người đặt ra là Washington sẽ hành động tới đâu nếu Bắc Kinh tấn công Đài Bắc.

Để trả lời cho câu hỏi này, nhiều người đã nhìn lại các cam kết của Mỹ đối với Đài Loan trong quá khứ, cụ thể là "6 đảm bảo" (Six assurances) năm 1982. 

Đây là một trong ba nguyên tắc định hình cách tiếp cận của Mỹ với Đài Loan trong bốn thập kỷ qua.

Hai nguyên tắc còn lại được thể hiện trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 và ba Thông cáo chung Mỹ - Trung, trong đó Washington thừa nhận chính sách "Một Trung Quốc".

Việc giải mật và công bố "6 đảm bảo" đã xóa tan sự mơ hồ về các lời hứa của Mỹ nhưng không chấm dứt các đồn đoán về khả năng Mỹ can thiệp nếu Đài Loan bị tấn công.

Ông Elbridge Colby - một cựu quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ - nhận định việc nói rõ các cam kết của Mỹ rất có ý nghĩa.

"Lẽ ra tốt nhất là Mỹ cứ nên duy trì sự mơ hồ để răn đe Trung Quốc, nhưng khi Washington kiên quyết làm rõ rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan một cách hiệu quả, Bắc Kinh chắc chắn sẽ hiểu thông điệp", ông Colby lập luận.

Ông Drew Thompson - một cựu quan chức quốc phòng khác của Mỹ - cho rằng việc giải mật cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump nhận ra "sự mơ hồ chiến lược" mà Mỹ tạo ra quanh việc bảo vệ Đài Loan không làm Trung Quốc dè chừng. 

"Điều đó buộc Mỹ phải tăng mức độ rõ ràng", ông Thompson nêu quan điểm với tờ Financial Times.

Trong bức điện đầu tiên gởi ngày 10-7-1982, Washington nhấn mạnh số lượng và chất lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mối đe dọa do CHND Trung Hoa gây ra. Bản ghi nhớ kết thúc bằng cam kết: việc bán vũ khí cho Đài Bắc sẽ tiếp tục.

Đang căng như dây đàn, Mỹ công bố các cam kết mật với Đài Loan làm gì? - Ảnh 2.

Tiêm kích F-16 của Đài Loan do Mỹ sản xuất - Ảnh: Cơ quan quốc phòng Đài Loan

Bức điện thứ hai đề ngày 17-8-1982, trong đó đưa ra 6 cam kết như sau:

- Không ấn định ngày chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan;

- Không tham vấn với CHND Trung Hoa về việc bán vũ khí cho Đài Loan;

- Mỹ không đóng vai trò hòa giải giữa Trung Quốc và Đài Loan;

- Mỹ sẽ không rút hoặc chỉnh sửa Đạo luật Quan hệ Đài Loan;

- Không gây áp lực để Đài Loan tham gia đàm phán với Trung Quốc;

- Mỹ không thay đổi lập trường về chủ quyền liên quan Đài Loan.

"Mỹ đang muốn tái cam kết các lời hứa với Đài Loan trong quá khứ, nhấn mạnh Washington sẽ chống lại các biện pháp phi hòa bình để thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan và sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Bắc.

Trước các động thái quân sự gần đây của Trung Quốc, hành động của Mỹ như một sự trấn an đối với Đài Loan" - tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (TP.HCM), nhận định với Tuổi Trẻ Online.

Việc công bố các cam kết này đã được thực hiện sau các cuộc thảo luận thận trọng trong chính quyền Mỹ, tránh xa các động thái tạo cớ cho Trung Quốc tấn công Đài Loan. 

Theo một quan chức Mỹ, Washington sẽ thúc đẩy quan điểm theo đó "các động thái quân sự của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan là một sự vi phạm cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề".

Bà Bonnie Glaser - chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) - lưu ý việc giải mật "6 đảm bảo" có thể chọc giận Bắc Kinh nhưng không nên hiểu đây là một động thái cho thấy Mỹ từ bỏ nguyên tắc "Một Trung Quốc".

Trung Quốc xác nhận đã bắn tên lửa diệt hạm ra Biển Đông

Trong bài xã luận đăng ngày 1-9, tờ Nhân Dân nhật báo của chính quyền Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã bắn tên lửa đạn đạo từ tỉnh Thanh Hải và Chiết Giang ra Biển Đông ngày 26-8.

Tờ này cũng nhấn mạnh các cuộc tập trận gần eo biển Đài Loan là để ngăn chặn sự can thiệp và hỗ trợ của nước ngoài đối với "các lực lượng ly khai Đài Loan".

Mỹ bảo vệ Đài Loan tới đâu nếu Trung Quốc tấn công?

TTO - Trong bối cảnh Mỹ - Trung căng thẳng, đã có nhiều cuộc tranh luận ở Mỹ về việc có nên bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công. Cũng có người đi ngược dòng khi cho rằng câu hỏi nên là Bắc Kinh có dám động thủ trước hay không.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh, và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar