04/03/2018 23:44 GMT+7

Dân Thụy Sĩ từ chối xem truyền hình miễn phí

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Thay vì xem truyền hình công miễn phí, người Thụy Sĩ muốn bỏ ra hơn 10 triệu đồng mỗi năm. Thậm chí đa số còn muốn trả tiền nhiều hơn để cứu ngành truyền hình.

Dân Thụy Sĩ từ chối xem truyền hình miễn phí - Ảnh 1.

Người Thụy Sĩ chọn bỏ tiền xem truyền hình từ các nhà đài thay vì miễn phí - Ảnh minh họa: Reuters

Kết quả bỏ phiếu chính thức ngày 3-4 cho thấy người Thụy Sĩ từ chối một đề xuất chấm dứt phí truyền hình bắt buộc, Hãng tin AP dẫn thông tin từ đài RTS cho biết.

Đề xuất này có tên là "No Billag" do những người ủng hộ thị trường tự do đưa ra, nhằm chấm dứt các khoản phí bắt buộc, vốn được nói rằng dùng để ủng hộ chương trình truyền hình và phát thanh tại Thụy Sĩ.

Hiện nay người Thụy Sĩ vẫn trả khoảng 450 franc (480 USD, gần 11 triệu đồng) mỗi năm cho các chương trình truyền hình. Nhưng theo RTS, một số lượng tối thiểu các khu vực tại Thụy Sĩ đã từ chối "No Billag", và điều này đánh dấu sự chấm dứt cho đề xuất trên.

Trước đó phe ủng hộ chấm dứt việc trả tiền lập luận rằng người dân không cần phải chi tiền cho các đài nhà nước, nếu họ không xem hoặc không nghe đài.

Họ đề xuất các giải pháp như việc đài công phải lấy tiền theo đối tượng đăng ký chương trình, hoặc các đài được chính phủ hỗ trợ nên "tự lực cánh sinh" bằng tiền quảng cáo thay vì chi phí của người dân.

Bên phía những người "muốn trả tiền" thì cho rằng, để đảm bảo chất lượng chương trình trong kỷ nguyên tràn ngập tin tức giả mạo và thông tin giật gân như hiện nay, là một mối quan tâm chung. Thế nên họ trả tiền để có những sản phẩm đàng hoàng hơn.

Trên thực tế từ năm ngoái, các cuộc khảo sát đã cho thấy hầu hết người Thụy Sĩ sẵn sàng loại bỏ các khoản phí này, nhưng thăm dò gần đây lại thấy khoảng hai phần ba cử tri sẽ từ chối việc xem miễn phí truyền hình.

Họ thậm chí còn muốn… bị trả phí cao hơn nữa, vì chi phí sinh hoạt ở Thụy Sĩ quá cao và có tới 4 ngôn ngữ được sử dụng.

Phe ủng hộ trả phí nói rằng họ muốn các nhà đài được trả xứng đáng, nhằm đảm bảo kể cả một cộng đồng thiểu số nói tiếng Romania ở vùng đông nam nước này cũng xem được truyền hình như người nói tiếng Đức, Pháp và Ý.

Sự kiện ở Thụy Sĩ nhận sự quan tâm rất lớn tại châu Âu, vì các nước khác cũng bị áp lực đòi bỏ các khoản phí truyền hình tương tự.

Người đứng đầu đài Đức ZDF, ông Thomas Bellut, đã ca ngợi kết quả bỏ phiếu này. Ông Bellut khẳng định "người Thụy Sĩ đã gửi một tín hiệu và nêu rõ ràng về tầm quan trọng của các đài công trong một xã hội đa nguyên".

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trong cuộc đua AI tốn kém, xAI của Elon Musk hứa hẹn bứt phá nhờ lợi thế lớn nhất: khối tài sản khổng lồ của tỉ phú giàu nhất thế giới.

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Các công ty dược Trung Quốc đang thách thức vị thế dẫn đầu của phương Tây trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm.

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Tham vọng quốc phòng của ông Macron

Tổng thống Emmanuel Macron cam kết tăng thêm 7,6 tỉ USD cho quốc phòng trong 2 năm, nâng ngân sách năm 2027 lên 74,8 tỉ USD.

Tham vọng quốc phòng của ông Macron

Ông Zelensky bổ nhiệm Thủ tướng Shmyhal làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal sẽ là tân Bộ trưởng Quốc phòng, thay cho ông Rustem Umerov, người có thể sẽ là đại sứ tại Mỹ.

Ông Zelensky bổ nhiệm Thủ tướng Shmyhal làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tòa án tối cao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho Tổng thống Donald Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo dục Mỹ. Tuy nhiên đây là một quyết định đầy chia rẽ trong tòa.

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

'Nếu muốn thỏa thuận hòa bình, ông Trump nên rắn với ông Zelensky chứ không phải Nga'

Nghị sĩ cấp cao Nga Leonid Slutsky cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump cần nhắm thẳng vào chính quyền Ukraine nếu thực sự muốn chấm dứt xung đột.

'Nếu muốn thỏa thuận hòa bình, ông Trump nên rắn với ông Zelensky chứ không phải Nga'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar