21/02/2021 11:40 GMT+7

Dân Thượng thành Huế: Năm Tý đã an cư, năm Sửu mong lập nghiệp

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Hàng trăm hộ dân nghèo sống ở khu ổ chuột trên Thượng thành (di tích Kinh thành Huế) đã có mùa xuân thật đặc biệt.

Dân Thượng thành Huế: Năm Tý đã an cư, năm Sửu mong lập nghiệp - Ảnh 1.

Khu đô thị mới ở phía bắc phường Hương Sơ (TP Huế) - nơi tái định cư cho bà con - dần dần được định hình - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Nhờ chính quyền mà năm Canh Tý những hộ nghèo như tui đã được an cư, thoát cảnh nhà ổ chuột. Trong năm mới Tân Sửu, không gì hơn có việc làm ổn định, mong có chính sách giãn nợ để được an tâm lập nghiệp.

Bà LÊ THỊ CÚC

Trong căn nhà mới sau một năm tái định cư, lần đầu tiên nhiều nhà dân ở khu tái định cư phường Hương Sơ (TP Huế) còn sắm hoa kiểng về chưng tết, coi như để mừng an cư.

Mùa xuân đầu tiên

Cách đây một năm, khu vực những ngôi nhà mới này còn là đất ruộng trống trơn. Nay những căn nhà khang trang mọc lên san sát nhau dọc tuyến đường hai làn xe được đổ nhựa phẳng phiu, sạch sẽ.

Cận tết, bà Bạch Nhị Hà tất bật hơn cả. Bà làm nghề phụ nấu cỗ tất niên cho các nhà hàng, quán ăn.

Tranh thủ thời gian rảnh ít ỏi dọn dẹp căn nhà mới, bà khoe: "Căn nhà ni tui được bác Thọ (chủ tịch UBND tỉnh) và bác Lưu (bí thư Tỉnh ủy) đưa chìa khóa và tận tay dẫn vô nhà. Cả đời tui không dám mơ một ngày mình có được mảnh đất, căn nhà như thế này".

Dẫn khách lạ tham quan nhà, rồi bà Hà chỉ tay về phía chậu cây lộc vừng đặt trước hiên vui vẻ khoe: "Cây ni tui mới mua về chưng tết. Mấy chục năm ở trên Thượng thành, có muốn chơi cây tết cũng không được vì lối đi lên quá nhỏ, nhà cửa lại xập xệ".

Ngày đó, bà cùng 4 người con sống ở căn nhà tạm nằm tít sau trên Thượng thành với đủ nỗi khổ sở.

"Nhà nghèo nên không có tiền xây nhà vệ sinh. Mà có tiền cũng đâu xây được vì đó là di tích, chính quyền không cho phép xây. Tết nhất không dám mời bạn bè đến vì nhà xập xệ, ẩm thấp. Nhưng nay khác rồi..." - bà Hà cười nói.

Cách nhà bà Hà một dãy nhà là căn nhà 2 tầng khang trang của bà Lê Thị Cúc (73 tuổi), làm nghề bán bánh mì dạo. Bà Cúc cũng thuộc diện hộ nghèo được cấp đất và hỗ trợ tiền tái định cư. Bà và các con vay mượn thêm để xây nhà, thoát cảnh "ổ chuột".

Cách ăn mừng cuộc sống mới của nhà bà Cúc là đi tìm mua một chậu hoàng mai xứ Huế. Cây mai nhỏ xinh đang đâm chồi nảy lộc được bà đặt ở một góc trang trọng trong nhà.

"Mấy năm đẩy xe bán bánh mì dạo dọc đường hoa tết, thấy người ta mua hoa cảnh mà thèm. Ngõ lên nhà trên Thượng thành nhỏ quá, không chở hoa lên được. Năm nay nhà cửa khang trang, quyết mua hoa tết một lần cho bằng người ta" - bà Cúc nói.

Dân Thượng thành Huế: Năm Tý đã an cư, năm Sửu mong lập nghiệp - Ảnh 3.

Căn nhà mới khang trang của bà Lê Thị Cúc - Ảnh: NHẬT LINH

Có thêm khu đô thị, bảo tồn di tích sẽ tốt hơn

Ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, cho biết sau một năm thực hiện cuộc di dân lịch sử ở Huế đã hoàn thành phê duyệt bồi thường cho hơn 2.900 hộ. Hiện 95% người dân sống ở khu vực Thượng thành đã bàn giao mặt bằng đến nơi ở mới.

Ông Tuấn cho biết trong năm 2021, trung tâm sẽ tiếp tục di dời những hộ dân còn lại sống ở khu vực Thượng thành và Eo bầu. Đồng thời sẽ tiếp tục di dời các hộ dân đang sống ở khu vực tuyến phòng lộ và hộ thành hào, trong các di tích như hồ Tịnh Tâm, Trấn Bình đài...

Sau khi các hộ dân di dời đến nơi ở mới, trung tâm sẽ san ủi khu vực di tích, dần trả lại mặt bằng nguyên trạng trên các khu đất này để bàn giao lại cho Trung tâm Di tích cố đô Huế quản lý.

"Chúng tôi đang cố gắng vừa di dân vừa ổn định cuộc sống cho bà con tại nơi ở mới. Vừa qua tỉnh đã kêu gọi hỗ trợ xây nhà cho 25 hộ nghèo Thượng thành với kinh phí hơn 200 triệu đồng mỗi nhà. Một ngôi trường mẫu giáo khang trang, được đánh giá là đẹp nhất tỉnh để phục vụ con em người dân ở đây cũng vừa được khởi công vào tháng 5 vừa rồi" - ông Tuấn nói.

Ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định việc ổn định đời sống cho bà con di dân khỏi di tích Kinh thành Huế là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh đặt lên hàng đầu trong năm 2021.

Hằng tuần, lãnh đạo TP Huế đều phải báo cáo tiến độ di dân, xây dựng khu hạ tầng tái định cư cho bà con để thường xuyên nắm bắt những khó khăn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Theo ông Thọ, quá trình di dân khỏi di tích đang dần hình thành một khu đô thị mới khang trang nằm ở phía bắc khu đô thị di sản. Trong quá trình di dời, chính quyền địa phương sẽ quan tâm và tạo điều kiện cho người dân ở đây làm việc tại các khu công nghiệp đang xây dựng.

"Tôi đã có chỉ đạo các cấp phải luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con trong quá trình di dân khỏi di tích để Huế có thêm một khu đô thị mới mà vẫn bảo tồn được nguyên vẹn giá trị di tích Kinh thành Huế" - ông Thọ nói.

Chủ tịch Thừa Thiên Huế đón giao thừa và ăn cơm với bà con Thượng thành

TTO - Ông Phan Ngọc Thọ đã đến với người dân đang sống trên khu vực Thượng thành - di tích Kinh thành Huế - để ăn bữa cơm cuối năm cùng bà con. Sau tết, các hộ dân ở đây sẽ bắt đầu được di chuyển đến nơi ở mới.

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Hôm nay 19-5, mưa dông có xu hướng giảm ở Bắc Bộ. Trung Bộ nắng nóng, còn thời tiết Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trứng gà giả là bịa đặt và kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật.

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar