17/11/2017 19:46 GMT+7

Dân tháo nhà sàn kiên cố, hiến đất dựng trường học

BIÊN CƯƠNG
BIÊN CƯƠNG

TTO - "Người ta đưa hàng trăm triệu đồng đến xây dựng trường cho con em trong bản thì mình tiếc gì đất đai" - ông Ven Văn Quế nói về hành động dỡ nhà hiến đất của mình.

Dân tháo nhà sàn kiên cố, hiến đất dựng trường học - Ảnh 1.

Ông Ven Văn Quế vui vẻ tháo dỡ nhà sàn đến nơi ở mới, hiến đất dựng trường - Ảnh: BIÊN CƯƠNG

Câu chuyện ông Ven Văn Quế - bản Chà Lò 2, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An - tháo nhà hiến tặng toàn bộ diện tích đất của gia đình để xây dựng trường khiến nhân dân địa phương, giáo viên nhà trường rất cảm động, khâm phục.  

Điểm Trường Chà Lò 2 - Trường tiểu học Mai Sơn là nơi học tập của 62 học sinh - con em đồng bào dân tộc Khơ Mú định cư tại hai bản Chà Lò 1 và Chà Lò 2. 

Bản làng của hơn 100 hộ gia đình đồng bào dân tộc Khơ Mú sinh sống nằm chênh vênh theo sườn núi dốc, cách trung tâm xã Mai Sơn gần 10km, phụ thuộc hoàn toàn vào việc làm nương rẫy, còn nhiều khó khăn.

Để đảm bảo trẻ em ở đây được học tập, nhiều năm trước ngành giáo dục đã vận động các gia đình trong bản dùng gỗ rừng, tranh nứa dựng điểm trường, cử giáo viên bám bản dạy học. 

Qua nhiều năm, các phòng học được dựng từ gỗ rừng bị mưa gió làm hư hỏng nặng, khiến việc dạy và học của giáo viên, học sinh nơi đây gặp muôn vàn trở ngại vào những ngày thời tiết xấu. 

Có điểm trường mới là ước mơ cháy bỏng của thầy trò ở vùng biên giới.

Mới đây, ban giám hiệu Trường tiểu học Mai Sơn đã đón nhận tin vui khi một tổ chức từ thiện về khảo sát để đầu tư xây dựng 5 phòng học ở điểm bản Chà Lò 2. 

Thế nhưng việc chọn được vị trí bằng phẳng, đủ diện tích để dựng 5 phòng học như các nhà hảo tâm yêu cầu là rất khó khăn, vì những vị trí bằng phẳng ở trung tâm bản đã được nhân dân sử dụng làm nhà kiên cố. 

Trước tình thế đó, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân nói rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng điểm trường kiên cố tại bản để tìm cách tháo gỡ.

"Khi tôi vừa nói xong những khó khăn gặp phải thì bác Ven Văn Quế đã đứng dậy nói rằng gia đình sẵn sàng tháo nhà sàn, hiến toàn bộ diện tích đất hiện tại để xây trường học. Điều kiện ông đưa ra rất đơn giản: chỉ mong chính quyền bố trí một điểm mới để dựng nhà và nhờ bà con trong bản hỗ trợ công sức trong tháo, dựng lại nhà" - ông Đào Xuân Hải, hiệu trưởng Trường tiểu học Mai Sơn, cho biết.

Ngay sau khi hộ gia đình ông Quế quyết định hiến đất xây trường học, chính quyền xã Mai Sơn đã cấp đất mới, hỗ trợ san ủi mặt bằng để gia đình ông sớm chuyển đến ổn định cuộc sống. 

Mấy ngày nay, các thành viên trong gia đình ông Quế và người dân hai bản Chà Lò 1 và Chà Lò 2 đã tập trung tháo dỡ, vận chuyển ngôi nhà sàn kiên cố đến vị trí mới.

Qua tìm hiểu, cuộc sống gia đình ông Ven Văn Quế cũng phụ thuộc hoàn toàn vào việc làm nương, rẫy. 

Thế nhưng với vị thế của người lính xuất ngũ, của một cán bộ đảng viên, ông Quế luôn đi đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong bản.

"Người ta đưa hàng trăm triệu đồng đến xây dựng trường cho con em trong bản thì mình tiếc gì đất đai. Trường mới được xây dựng kiên cố, con cháu được học tập tốt hơn là mình vui rồi" - ông Quế nói.

Hộ ông Quế cũng là gia đình đầu tiên ở xã biên giới Mai Sơn xin tự nguyện rút khỏi danh sách hộ nghèo.

BIÊN CƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar