l\u00e0 th\u01a1 t\u1ee9c c\u1ea3nh sinh t\u00ecnh c\u1ee7a b\u1ea1n Minh Nh\u1eadt t\u1eb7ng c\u00e1c quan x\u00e3 b\u1eaft d\u00e2n nh\u00e0 l\u00e1 x\u00e2y c\u1ed5ng b\u00eat\u00f4ng. Nh\u1eefng v\u1ea7n th\u01a1 nh\u01b0 v\u1eady g\u1eedi v\u1ec1 TTO kh\u00e1 nhi\u1ec1u." />
17/12/2015 01:10 GMT+7

Dân làm thơ tặng quan bắt xóm nhà lá xây cổng bêtông

M.C tổng hợp
M.C tổng hợp

TTO - "Nhà lá mà cổng bê tông - Khác nào Thằng Cuội mà trông... Chị Hằng?"  là thơ tức cảnh sinh tình của bạn Minh Nhật tặng các quan xã bắt dân nhà lá xây cổng bêtông. Những vần thơ như vậy gửi về TTO khá nhiều.

Căn nhà lá của chị Trần Thị Mỹ Lợi ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng phải làm cổng rào bằng bêtông - Ảnh: Lê Dân

Có lẽ đến các danh hài hiện nay cũng khó mà gây nổi trận cười dữ dội trong bạn đọc Tuổi Trẻ ngay khi đọc tựa và coi hình bài  trên TTO ngày 16-12.

Trong cảnh bi - hài đó, nhiều bạn đọc có lẽ chỉ còn cách xài thơ mới tải nổi xúc cảm của mình. 

Bạn Nguyễn Văn Hiển thay mặt bà con xóm nhà lá tự trào:

Ta nghèo thì mặc ta nghèo

Bê tông cột cổng hàng rào xung quanh

Xã nào đạt được xây nhanh

Nông thôn đổi mới dân xanh mắt mèo

Nét bi - hài không chỉ là nhà lá cổng bê tông mà còn là hai trụ cổng không có cửa cổng, không có hàng rào mà một "nhà thơ"  tuổi teen đã "phát hiện":

Không cửa, không cả hàng rào

Hai cái trụ cổng gọi sao bi giờ" (!).

Nếu Thơ bạn Nguyen Xuan Hoang có tiếng than trời:

Trời ơi ngó xuống coi sao

Nhà tôi nhà lá nhưng cổng rào bêtông

... thì thơ bạn Lê Quang Sỹ lại có chiều nội tâm khi suy luận:

Có làm thì mới có ăn

Nhà chị mái lá cắn răng mà nhìn

Cổng xây kiên cố như đình

Không xây kiểu đấy đứng nhìn sao ăn.

Bạn Nguyễn Th. thì quả quyết:

Trụ bêtông biết nói năng

Mấy ông quan xã hàm răng chẳng còn.

Comment - thơ được nhiều bạn đọc bấm nút thích nhất (1150 thích - tính đến 0g 17-12) là của bạn Cần Thơ, một "nhà thơ" miền Tây:

Xã "nông thôn mới" là đây

Bên trong nhà lá, ngoài xây tường rào

Dân: đói, rách, khổ... kêu gào

Chủ trương nên phải : cổng chào... bêtông !?!

Sao vẫn có những bạn đọc ủng hộ cổng bê tông?

Theo bạn Hồ Xuân Lâm thì "Ơn trời,  nhà sập thì vẫn còn cái trụ cổng để mà bu". Ý kiến này không cá biệt vì bạn Việt Hòa khẳng định tác dụng "tích cực" của cái cổng bêtông chắc chắn: "Xây trụ cổng là đúng rồi, lúc đói không đứng được còn có cái mà bám"...

Riêng bạn Đen thì hai trụ cổng có giá trị thiết thực hơn: "Sau này nhà có sập thì còn có chỗ vững chắc mắc cái võng mà nằm" (!).

...Phải chăng vậy nên ý kiến của bạn Yen nhận được nhiều "thích" (437 like) là: "Ở truồng cũng phải đeo dây nịt". (!).

Chuyện bi - hài này không chỉ ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp

 Theo bạnTran, "hãy về xã V. , huyện P., tỉnh B.L. Tình cảnh còn thảm thương hơn nữa: cái hàng rào bê tông còn nhà tranh lá, nhìn mà muốn rơi nước mắt". 

Vũ Quang: Chính quyền một số địa phương hiểu sai mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chính vì thế một số địa phương đang cố tạo ra cái bề ngoài hình thức mà không tập trung việc nâng cao đời sống vật chất của người dân bằng cách tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, môi trường sống tốt hơn, đời sống của người dân được nâng cao hơn. 

"Xã H. - Phụng Hiệp cũng vậy" (Vu)

"Tôi cũng đang sinh sống tại xã T., huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang. Đây là xã vùng nghèo, dân thường làm nông nghiệp phần lớn là trồng mía, đời sống còn nhiều khó khăn vậy xã buộc phải xây cổng bêtông, có mái che. Nếu không làm tự làm theo mẫu thì đóng 2.000.000 đồng để xã làm cho. Với số tiền ấy là thu nhập của nhiều tháng lao động vất vả của người dân chứ đâu dễ có được" (Trần Văn Hớn).

"Không chỉ ở Phụng Hiệp, huyện V. - Hậu Giang cũng rơi vào tình cảnh này! Không chỉ xây bằng gạch, bê tông mà phía trên phải có mái vòm. Bắt buột người dân phải xây cổng vào nhà. Điều đó có đạt được cái chuẩn... văn hóa!?" (Nguyễn Phú Sanh).

"Chưa hài bằng ở quê tôi đâu. Nhà không đủ ăn, vách đất nhưng xã bắt "cho vay" tiền để xây nhà vệ sinh đạt chuẩn" (Nguyễn Trung Hiếu).

"Tôi thấy vấn đề nông thôn mới cần phải xem lại, gần như xã nào cũng bắt dân đóng góp tiền làm việc nọ việc kia, thật chán hết chỗ nói. Hãy để người dân tự phấn đấu chứ đừng áp đặt người dân" (Vũ Văn Vĩnh).

M.C tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất không công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, chờ đợi trong dè dặt?

Hà Nội đang đề xuất thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất trong các dự án bất động sản.

Đề xuất không công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, chờ đợi trong dè dặt?

Vụ 'hố tử thần' mọc trong resort 5 sao Hội An: Yêu cầu chủ công trình khắc phục

Sau khi tiếp nhận phản ánh của chủ resort 5 sao về việc công trình xây dựng bên cạnh thi công gây hư hại nhiều hạng mục lưu trú, chính quyền ở Hội An đã cho kiểm tra, yêu cầu có giải pháp kè chắn an toàn để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Vụ 'hố tử thần' mọc trong resort 5 sao Hội An: Yêu cầu chủ công trình khắc phục

Người bán chiếm vỉa hè còn đuổi: 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?'

'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?' - hai vợ chồng hét lên ầm ĩ. Rồi họ tiếp tục văng tục.

Người bán chiếm vỉa hè còn đuổi: 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?'

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Cô gái đứng ở vỉa hè bị đuổi vì 'đứng vào chỗ bán hàng'; Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường

Bà bán trà đá đuổi cô gái đứng vào chỗ bán hàng; Cấm dùng điện thoại trong trường… là thông tin được nhiều bạn đọc phản hồi tuần qua.

Cô gái đứng ở vỉa hè bị đuổi vì 'đứng vào chỗ bán hàng'; Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar