28/06/2024 14:32 GMT+7

Dân nuôi biển Kiên Giang cần tạo chuỗi liên kết để phát triển nghề

Giá cá xuống thấp, dịch bệnh và cá chết nhiều do môi trường khiến người nuôi biển Kiên Giang điêu đứng. Bà con mong muốn địa phương có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn và tạo chuỗi liên kết để phát triển nghề nuôi biển địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đầu tư nuôi biển ở địa phương - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đầu tư nuôi biển ở địa phương - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ngày 28-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển nuôi biển của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Có thể cho dân thuê mặt nước biển ban đầu?

Ông Trần Đức Sĩ - người dân nuôi biển ở phường An Thới (TP Phú Quốc) - thông tin Phú Quốc có tiềm năng lợi thế nuôi biển tốt, ít chịu ảnh hưởng mưa bão. Dân ở địa phương phát triển nuôi cá lồng, bè trên biển rất nhiều.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế nên nghề nuôi biển của ông Sĩ và bà con đối mặt với nhiều khó khăn.

"Tôi đề xuất cần thiết cho người dân thuê mặt nước biển trong giai đoạn đầu. Người dân đầu tư lồng bè HDPE thì địa phương, doanh nhiệp cũng cần có chính sách hỗ trợ trả góp hoặc ngân hàng hỗ trợ đầu tư vốn cho người dân nuôi biển thêm thuận lợi", ông Sĩ đề xuất.

Còn ông Nguyễn Đức Minh - chủ tịch Hội Nông dân xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lượng) - thông tin ông Minh và bà con nuôi cá ở Hòn Nghệ đang điêu đứng vì giá cá mú, cá bớp giảm sâu. Thương lái hiện thu mua cá mú với giá 150.000 đồng/kg, giảm 50% so với thời gian trước đây.

"Cần phải tạo chuỗi liên kết, Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp để người nuôi biển tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nuôi đạt hiệu quả", ông Minh đề xuất.

Bên cạnh hỗ trợ vốn, ông Trần Đức Sĩ - người dân nuôi biển ở phường An Thới (TP Phú Quốc) - đề xuất có thể cho dân thuê mặt nước biển để nuôi biển ban đầu - Ảnh: CHÍ CÔNG

Bên cạnh hỗ trợ vốn, ông Trần Đức Sĩ - người dân nuôi biển ở phường An Thới (TP Phú Quốc) - đề xuất có thể cho dân thuê mặt nước biển để nuôi biển ban đầu - Ảnh: CHÍ CÔNG

Tạo thuận lợi cho dự án đầu tư nuôi biển ở Kiên Giang

Ông Trần Công Khôi - trưởng phòng giống và thức ăn thủy sản thuộc Cục Thủy sản - cho biết nuôi biển Kiên Giang còn gặp khó về con giống. Có nhiều hợp tác, doanh nghiệp nhưng tham gia vào chuỗi liên kết trong sản xuất nuôi biển chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Kiên Giang cũng chưa chủ động thức ăn tại chỗ và chưa có doanh nghiệp có năng lực tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

"Kiên Giang cần có giải pháp nuôi biển gắn liền với du lịch biển đảo. Chúng tôi cũng mong muốn Kiên Giang có những chính sách đặc thù để giúp người dân nuôi biển và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư giống, thức ăn; xây dựng dự án thí điểm nuôi biển để tạo nền tảng phát triển nuôi biển", ông Khôi nói.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết địa phương rà soát bổ sung và tích hợp không gian nuôi trồng thủy sản trên biển vào quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản trên biển.

Địa phương đẩy mạnh tập huấn, hướng dẫn công nghệ nuôi mới trong sản xuất và triển khai các mô hình nuôi biển ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi biển, chuyển dần thức ăn công nghiệp thay thế cá tạp.

Kiên Giang sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đã có chủ trương đầu tư sớm triển khai đóng góp vào sản lượng nuôi biển của tỉnh Kiên Giang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Kiên Giang cho hay kế hoạch năm 2025, địa phương phát triển 7.500 lồng và sản lượng 29.890 tấn.

Năm 2030, Kiên Giang có khoảng 14.000 lồng bè nuôi cá, sản lượng 105.690 tấn và chủ yếu tập trung ở TP Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải, Kiên Lương và TP Hà Tiên.

Giá cá biển lên cao gấp đôi, dân nuôi ở Kiên Giang 'có tiền ăn Tết'

TTO - Cá mú, cá bớp, cá chuộng và cá chim vây vàng hiện được ngư dân Kiên Giang bán với giá dao động 140.000 - 270.000 đồng/kg cá (tùy loại). Cận Tết Nguyên đán, giá cá đang nhích lên dần nên người nuôi rất phấn khởi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar