20/08/2024 18:29 GMT+7

Dân Kiên Giang mong sớm xây kè chắn sóng bảo vệ đê biển Tây

Dân miệt thứ An Minh, An Biên và Hòn Đất (Kiên Giang) mong chính quyền địa phương sớm đầu tư xây dựng kè chắn sóng bảo vệ đê biển Tây, gây bồi tạo bãi, nuôi hến, sò và tôm, cua để ổn định cuộc sống.

Dân Kiên Giang mong sớm xây kè chắn sóng bảo vệ đê biển Tây, yên tâm nuôi thủy sản - Ảnh 1.

Ông Tôn Văn Tường (người chỉ tay) ở xã Thuận Hòa (huyện An Minh) mong muốn địa phương sớm xây dựng kè chắn sóng để yên tâm nuôi thủy sản, bảo vệ đê biển Tây - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ngày 20-8, ghi nhận Tuổi Trẻ Online, con rạch Xẻo Bần A (xã Thuận Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang) chạy dài thẳng ra biển Tây. 

Có kè chắn sóng dân sẽ mừng lắm

Tại vị trí trên mọi người dễ dàng thấy được hai bức tranh đối lập nhau. Đoạn từ Xẻo Bần A đến Tiểu Dừa giáp Cà Mau, kè chắn sóng giống như bức tường kiên cố bảo vệ đê biển Tây, gây bồi tạo bãi, người dân nhộn nhịp đánh bắt thủy sản mưu sinh.

Còn đoạn từ Xẻo Bần A (huyện An Minh) đến huyện An Biên chưa có kè thì sóng biển đuổi nhau thành hàng vỗ mạnh vào bờ khiến cho cây mắm, cây đước đổ ngã.

Ông Tôn Văn Tường - người dân ở xã Thuận Hòa - cho biết vào mùa gió Tây Nam thổi, sóng biển đánh dữ dội, nên mỗi năm đất rừng phòng hộ dọc theo đê biển Tây bị xói lở trên 200m đất. Các loài hến, sò và tôm cá không còn chỗ sinh sống và phát triển.

Người dân địa phương sống ven đê biển Tây rơi vào thế khó và cũng không dám nuôi trồng thủy sản.

"Tôi cũng mong muốn địa phương sớm xây dựng kè chắn sóng ở đoạn đê biển Tây còn lại để mọi người hết lo sợ biển xâm thực, yên tâm sản xuất", ông Tường nói.

Ông Nguyễn Văn Thắng - chủ tịch UBND xã Thuận Hòa - thông tin ở xã Thuận Hòa còn khoảng 5km đê biển Tây chưa có kè chắn sóng nên dân địa phương gặp khó trong việc nuôi trồng thủy sản. Có kè chắn sóng thì dân sẽ mừng lắm.

Dân Kiên Giang mong sớm xây kè chắn sóng đê biển Tây để yên tâm nuôi thủy sản - Ảnh 2.

Có kè chắn sóng, rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh phát triển xanh mướt, tạo môi trường cho các loài thủy hải sản phát triển - Ảnh: CHÍ CÔNG

Cố gắng làm xong kè chắn sóng cuối năm 2024

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết đê biển Tây đi qua địa phương có chiều dài khoảng 200km (huyện An Minh đến TP Hà Tiên). Địa phương đến nay ghi nhận còn khoảng 21 điểm sạt lở đê biển Tây với chiều dài khoảng 122km ở huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất và Kiên Lương.

Kiên Giang cũng xây dựng được gần 69km kè chắn sóng góp phần để người dân sống ven đê biển Tây, yên tâm nuôi trồng thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Tư - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - cho hay dự án kè phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần (huyện An Biên - An Minh), chiều dài khoảng 11km; dự án đầu tư xử lý sạt lở bờ biển huyện Hòn Đất, chiều dài khoảng 11km thì địa phương đã khởi công xây dựng ngày 1-8.

Các đơn vị thi công cố gắng tăng nhân lực, tăng ca thi công để sớm hoàn thành hai dự án trên vào tháng 12-2024.

"Kè chắn sóng trên hoàn thành sẽ góp phần hạn chế sạt lở mất đất, mất rừng ở đê biển Tây. Địa phương cũng có kế hoạch trồng rừng phía trong kè để tạo môi trường cho các loài thủy sản phát triển. Người dân sống ven đê biển Tây sẽ yên tâm sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình", ông Tư nhấn mạnh.

Dân Kiên Giang mong sớm xây kè chắn sóng bảo vệ đê biển Tây, yên tâm nuôi thủy sản - Ảnh 3.

Kiên Giang còn nhiều điểm sạt lở đê biển Tây và chưa có kè chắn sóng - Ảnh: CHÍ CÔNG

Đê biển Tây - gian nan cuộc chiến giữ đất sống - Kỳ 4: Phải di dân trước vùng biển không còn an toàn

TTO - Từ khi có đê ven biển Tây, nhiều người dựa vào đó mà kiếm kế sinh sống. Hàng ngàn dân bám vào đê mà sống lại trở thành nỗi lo lớn khi thiên nhiên ngày càng nhiều bất trắc. Biển Tây không còn bồi đắp nữa mà quay ngược lại tàn phá đất liền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Bị chập điện, du thuyền neo trên sông Vàm Cỏ Tây ở khu vực bến tàu Tân An, Long An bốc khói nghi ngút. Vì sao du thuyền này gần nửa năm nay chưa hoạt động?

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều), TP Cần Thơ bức xúc phản ánh về tình trạng vứt rác bừa bãi quanh cổng ngôi trường này từ nhiều năm qua.

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Lực lượng chức năng đã làm việc với người đàn ông có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bãi đá ven biển, gần khu vực danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Một ô tô và hai xe máy đi qua tuyến đường chưa được nghiệm thu tại Tây Ninh thì bất ngờ bị sụt lún đường dẫn tới hư hỏng và người bị thương, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Giao thông quanh nhà ga T3: Bạn đọc góp ý mở thêm hướng rẽ để tránh ùn tắc

Trước các đề xuất mở thêm hướng rẽ quanh nhà ga T3 để tránh ùn tắc, cơ quan chức năng cho biết đang theo dõi tình hình thực tế để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Giao thông quanh nhà ga T3: Bạn đọc góp ý mở thêm hướng rẽ để tránh ùn tắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar