25/04/2021 16:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dân Ấn Độ quay sang trách Mỹ về dịch COVID-19, Mỹ có thể giúp gì?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chịu áp lực bỏ lệnh chặn xuất khẩu nguồn cung vắc xin COVID-19, trong bối cảnh Ấn Độ khẳng định cần mở rộng sản xuất vắc xin để ứng phó giai đoạn bùng dịch ở nước này.

Dân Ấn Độ quay sang trách Mỹ về dịch COVID-19, Mỹ có thể giúp gì? - Ảnh 1.

Người dân đốt xác nạn nhân qua đời vì COVID-19 tại một cơ sở hỏa thiêu ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 24-4 - Ảnh: REUTERS

Lửa thiêu xác người biến thành lửa giận

Vào ngày 20-1-2021, tài khoản Twitter tên Vikram Chandra đăng dòng trạng thái nhân việc Tổng thống Biden đắc cử với nội dung: "Tổng thống Joe Biden giờ đã lãnh đạo nước Mỹ. Cả thế giới có thể thở lại lần nữa".

Chandra có vẻ là người quan sát khá kỹ tình hình chính trị Mỹ. Cụm từ "thở lại lần nữa" là câu hưởng ứng phong trào phản đối việc giết hại người da màu ở Mỹ sau cái chết của George Floyd.

Dòng tweet của Vikram không chỉ là trò chọc ghẹo thông thường, cũng chẳng liên quan gì tới việc yêu - ghét ông Biden hay cựu tổng thống Donald Trump. Thay vào đó, thái độ này phản ánh những tranh cãi trong lòng Ấn Độ đối với hình ảnh của người Mỹ những ngày này.

Nếu người ta ví các đợt bùng dịch COVID-19 trên thế giới là "làn sóng", Ấn Độ đang đối mặt với một cơn "cuồng phong".

Số liệu chính thức ngày 25-4 cho thấy quốc gia này có thêm 349.691 ca nhiễm mới, 2.767 ca tử vong trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ tư liên tục người ta thấy Ấn Độ lập nên những kỷ lục không ai mong muốn về số ca nhiễm và số người chết.

Hình ảnh hiện lên cho từ khóa "Ấn Độ" những ngày này bị áp đảo bằng những bức ảnh gam màu nóng lò thiêu xác và cáng cứu thương.

Hiện nay, Ấn Độ đang làm hết khả năng trong việc cung ứng nguồn dưỡng khí phục vụ bệnh nhân, cũng như đương đầu với sự thiếu hụt vắc xin nghiêm trọng khi sự lây lan dịch bệnh đang có dấu hiệu mất kiểm soát, đặc biệt tại một quốc gia tới 1,2 tỉ dân.

Và trong cơn khốn cùng ấy, ngọn lửa từ lò thiêu xác ở Ấn Độ biến thành lửa thù hận. Cũng như Vikram, người Ấn đang chĩa mũi dùi vào Mỹ.

Dân Ấn Độ quay sang trách Mỹ về dịch COVID-19, Mỹ có thể giúp gì? - Ảnh 2.

Tình nguyện viên kiểm tra oxy và cung cấp oxy miễn phí cho người dân ở Ghaziabad, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Ông Biden đang chịu áp lực lớn

Tờ New York Times ngày 24-4 dẫn lại lời Adar Poonawalla, giám đốc điều hành Viện Serum Ấn Độ, một nhà sản xuất vắc xin, kêu gọi Tổng thống Mỹ Biden "dỡ lệnh cấm xuất khẩu vật liệu thô, để việc sản xuất vắc xin được nâng lên". Ai cũng khó như ai thôi. Bản thân Viện Serum Ấn Độ đang chịu sức ép trong nước cực lớn vì giá vắc xin cao.

Chính quyền Biden đang chịu áp lực lớn từ lời kêu gọi tháo gỡ lệnh cấm xuất khẩu vật liệu, nguồn cung y tế trong bối cảnh Ấn Độ gặp đại nạn.

Lệnh cấm này xuất phát từ Đạo luật sản xuất quốc phòng, dùng cho các tình huống đặc biệt khẩn cấp, được Tổng thống Biden duy trì từ tháng 2 nhằm tăng cường sản xuất vắc xin ở Mỹ.

Câu chuyện y tế ở Ấn Độ vì vậy có nguy cơ biến thành căng thẳng ngoại giao giữa nước này và Mỹ.

Hồi giữa tuần, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ tổ chức. Ngay lúc đó, dòng bình luận của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price được đưa ra đã khiến người Ấn chưng hửng khi ông cho rằng Mỹ sẽ tập trung cho người Mỹ, và "dĩ nhiên việc người Mỹ được tiêm vắc xin không chỉ là lợi ích của chúng tôi. Đó là lợi ích của phần còn lại trên thế giới khi người Mỹ được tiêm".

Người Ấn chưa thấy lợi ích ấy ở đâu, chỉ thấy các chính trị gia nước này nhanh chóng phản ứng.

Milind Deora, chính trị gia ở Mumbai, một trong những thành phố bị COVID-19 tàn phá dữ dội nhất Ấn Độ, viết trên Twitter: "Bằng việc trữ vắc xin và ngăn xuất khẩu các vật liệu quan trọng cần cho sản xuất vắc xin, Mỹ đang phá hoại mối quan hệ chiến lược Ấn Độ - Mỹ".

Ulka Kelkar, giám đốc chương trình về khí hậu tại World Resources Insitute văn phòng Ấn Độ, đặt dấu hỏi về luận điểm của Mỹ trong hai tình huống riêng biệt là vắc xin COVID-19 và khí hậu: "Thảm thật. Đây có phải cái mà "sự lãnh đạo của Mỹ" trong vấn đề khí hậu đang thể hiện không?".

Mỹ cam kết

Đầu tuần này, Tổng thống Biden nói Mỹ đã gửi một số lượng vắc xin dư cho Canada và Mexico, đồng thời cân nhắc chia sẻ thêm.

Người phát ngôn Price cũng nhắc lại thực tế Mỹ đã đóng góp 2 tỉ USD (và sẽ sớm tăng gấp đôi) cho việc phát triển vắc xin được phân phối qua COVAX, hiện được dùng ở Ấn Độ và một số nơi khác.

Hôm 25-4, trả lời Reuters qua email, một phát ngôn viên Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ lo ngại sâu sắc trước tình hình gia tăng số ca nhiễm tại Ấn Độ, và đang gấp rút hỗ trợ thêm cho Chính phủ Ấn Độ cũng như nhân viên y tế tại quốc gia châu Á này.

Dân Ấn Độ quay sang trách Mỹ về dịch COVID-19, Mỹ có thể giúp gì? - Ảnh 3.

Người nhà nạn nhân COVID-19 chuẩn bị giàn thiêu ở Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Phòng Thương mại Mỹ hôm 23-4 đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden xuất hàng triệu liều vắc xin AstraZeneca đang được lưu trữ ở Mỹ để vận chuyển đến Ấn Độ, Brazil, cũng như các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác.

Báo chí Mỹ lẫn Ấn Độ hiện nay nhìn chung đang nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ, đặc biệt vai trò của Ấn Độ đối với chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ấn Độ có thêm 350.000 ca COVID-19 trong ngày, Mỹ đề nghị hỗ trợ khẩn

TTO - Theo công bố ngày 25-4, Ấn Độ có thêm 349.691 ca nhiễm mới và 2.767 ca tử vong trong 24 giờ qua, theo Hãng tin Reuters. Thủ đô New Delhi, tâm dịch ở nước này, đang khủng hoảng y tế trầm trọng. Mỹ đã đề nghị hỗ trợ.

Tòa án Ấn Độ nói nước này đang gặp 'sóng thần' COVID-19

TTO - Một tòa án cấp cao ở Delhi, Ấn Độ đã gọi tình trạng gia tăng ca bệnh COVID-19 hiện nay ở nước này là một "trận sóng thần". Các bệnh viện muốn tòa án can thiệp giữa bối cảnh thiếu oxy trầm trọng cho bệnh nhân.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin bắt đầu trễ hơn dự kiến, ngay sau khi nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Trump đã chuyển thư mời Giáo hoàng Leo XIV thăm Mỹ, cũng là nơi ông được sinh ra. Tuy nhiên, chuyến thăm có thể sẽ khó diễn ra sớm.

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Trong thông điệp đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, ông Biden đã gửi lời cảm ơn đến những người ủng hộ và quan tâm mình, cho rằng đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải.

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Vụ dùng dao đâm nhiều người có các tình tiết kỳ lạ tại Hàn Quốc

Cảnh sát lần theo dấu vết nghi phạm người Trung Quốc gốc Hàn Quốc sau khi y đâm 2 người lớn tuổi ngoài đường, và tìm thấy thêm 2 thi thể nữa ngày 19-5.

Vụ dùng dao đâm nhiều người có các tình tiết kỳ lạ tại Hàn Quốc

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza sau khi quân đội Israel mở chiến dịch quân sự và tấn công dữ dội vào các mục tiêu.

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Apple vừa công bố một loạt tính năng mới dành cho người dùng iPhone và iPad, tập trung hỗ trợ những người khiếm thị, khiếm thính hoặc có nhu cầu đặc biệt.

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar