27/11/2020 23:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đài truyền hình Nhật viết về tình cảnh bi đát của du học sinh Việt bị mắc kẹt vì COVID-19

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Không thể về nước vì đại dịch ngăn cách, lại không có đủ tiền để đóng học phí, nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã bị đẩy vào tình cảnh túng quẫn. Nhưng nếu đi làm để trang trải chi phí, du học sinh có thể đối mặt án phạt vì phạm luật.

Đài truyền hình Nhật viết về tình cảnh bi đát của du học sinh Việt bị mắc kẹt vì COVID-19 - Ảnh 1.

Đại dịch bùng phát khiến việc học ở Nhật Bản của Nguyen Ngoc Nga bị dang dở - Ảnh chụp màn hình NHK

Trieu Linh Linh, một du học sinh Việt Nam ở tỉnh Niigata, đã bỏ học cách đây 3 tháng vì không thể trả nổi số tiền học phí 750.000 yen/năm, tức khoảng 7.000 USD. Linh xin làm việc bán thời gian tại một nhà máy đóng gói với hi vọng đại dịch sẽ sớm qua.

Cô sinh viên 24 tuổi từng dự định sau khi tốt nghiệp sẽ kiếm một công việc có lương ổn định tại Nhật Bản để đỡ đần cho cha mẹ ở quê nhà. Nhưng giờ Linh còn không trả nổi tiền thuê nhà và đau đáu trông về Việt Nam. 

Tất cả chỉ vì COVID-19.

NHK, một đài truyền hình lớn của Nhật Bản, mới có bài viết phản ánh hoàn cảnh của các du học sinh Việt Nam bị mắc kẹt tại nước này. Khó khăn của các du học sinh như Linh, theo NHK, đến từ các quy định nghiêm của pháp luật Nhật Bản.

Theo luật, những người có thị thực du học sinh như Linh được phép làm thêm 28 tiếng mỗi tuần. Nhưng nếu những người này không còn học, bị đuổi khỏi trường hay vì lý do gì đó không còn là sinh viên, họ sẽ không được phép làm thêm bên ngoài. 

Nếu không muốn phạm luật và hoàn cảnh gia đình không cho phép, những du học sinh này phải rời khỏi Nhật càng sớm càng tốt.

"Cha mẹ ở nhà sợ nếu cứ thế này chắc em sẽ chết đói ở Nhật Bản. Nhưng em không muốn gia đình gánh thêm khoản nợ nào nữa" - Linh tâm sự với đài NHK. "Em muốn tự giải quyết, nhưng có quá nhiều thứ mông lung khiến em lo lắng".

Một trường hợp khác cũng bị mắc kẹt là Nguyen Ngoc Nga ở tỉnh Okayama. Nga bị trường cho thôi học vì không đóng đủ học phí và được yêu cầu nên về nước ngay lập tức. Cô sinh viên 21 tuổi gom góp được 21.000 yen để mua vé máy bay, nhưng chuyến bay đã bị hủy vào phút chót.

Du học sinh Việt Nam chiếm tới 1/4 trong tổng số 310.000 du học sinh quốc tế tại Nhật Bản. NHK đã liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và được biết có khoảng 20.000 công dân Việt Nam đang chờ được hồi hương.

Chính phủ Việt Nam đã tổ chức các chuyến bay giải cứu công dân từ Nhật Bản, nhưng do số lượng nhiều và ưu tiên các trường hợp đặc biệt như người già, phụ nữ mang thai, người bị bệnh, nên vẫn còn nhiều người chưa thể về nước.

Trong lúc chờ đợi, một số du học sinh nói riêng và người Việt bị mắc kẹt nói chung đã nhận được sự giúp đỡ từ Hội tương trợ lẫn nhau Việt - Nhật. Bà Yoshimizu Jiho, một đại diện của hội, cho biết từ tháng 3 năm nay đã tư vấn cho hơn 1.300 người Việt tại Nhật Bản và hỗ trợ chỗ ở cho 180 người bị mất nhà trọ.

Tháng 10 vừa rồiCục quản lý nhập cư Nhật Bản đã nới lỏng quy định, cho phép các du học sinh bị buộc phải nghỉ học vì đại dịch được phép làm việc như thời còn đi học, tạo điều kiện để những người này tiếp tục sống tại Nhật đến khi có thể về nước.

Nhưng theo bà Yoshimizu, việc nới lỏng quy định như vậy là tốt nhưng vẫn chưa đủ. 

"Nhiều sinh viên Việt Nam vẫn đang bị buộc phải bỏ học ra ngoài bươn chải. Chính phủ Nhật nên tiến hành các biện pháp quyết liệt lâu dài hơn, ví dụ cải thiện hệ thống học bổng thay vì các nới lỏng tạm thời".

Du học sinh thương về miền Trung: 'Chúng tôi từng giờ ngóng tin quê nhà'

TTO - "Dù ở đâu chúng tôi cũng từng ngày từng giờ ngóng tin quê nhà" là tâm tư của những bạn trẻ Việt nơi đất khách quê người đang từng ngày, từng giờ dõi theo, ngóng về miền Trung. Và các bạn đã chung tay góp sức, kêu gọi ủng hộ bà con quê nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar