23/06/2020 08:04 GMT+7

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: Việt Nam đang có phong độ tốt

NGUYÊN HẠNH - TUẤN SƠN thực hiện
NGUYÊN HẠNH - TUẤN SƠN thực hiện

TTO - Đại sứ Daniel Kritenbrink trong buổi gặp báo chí ở TP.HCM ngày 21-6 cho rằng Việt Nam đang có thời cơ hưởng lợi từ một số thay đổi trong chuỗi cung ứng của thế giới, trong đó công nghệ, kỹ thuật số và an ninh mạng là những mảng cần chú trọng.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: Việt Nam đang có phong độ tốt - Ảnh 1.

Đại sứ Kritenbrink viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM ngày 21-6. Với ông, đây là một trong những sự kiện đáng nhớ trong hơn hai năm rưỡi thực thi nhiệm vụ tại Việt Nam - Ảnh: ĐSQ Mỹ tại Việt Nam

* Theo ông, đại dịch tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam?

- Đại sứ Kritenbrink: Tôi có thể nói rằng Việt Nam vẫn là một thị trường cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư và thương mại Mỹ. Một số người bạn tại Hà Nội của tôi đã dự đoán một số thay đổi trong chuỗi cung ứng đã diễn ra trước dịch COVID-19 và sẽ tiếp tục tăng tốc sau cơn khủng hoảng này.

Tôi cho rằng Việt Nam đang có phong độ tốt để hưởng lợi từ một số thay đổi trong chuỗi cung ứng. Theo những gì tôi được biết ở Hà Nội, doanh nghiệp và các quan chức Việt Nam muốn nắm bắt những lợi thế của mình hết mức có thể.

Tiếp đến, một số người bạn của tôi trong khối tư nhân tại Việt Nam cho biết họ nhận được cả thách thức và cơ hội trong bối cảnh hậu đại dịch. Tôi cho rằng Việt Nam phải nghĩ về giá trị mình có thể đóng góp là gì, lợi thế trong những ngành công nghiệp mới của mình.

Sau đó, Việt Nam cần phải thực hiện mọi thứ cần thiết để phát triển năng lực trong những ngành này, đồng thời làm mọi cách để thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) mà các bạn cần.

Việt Nam đã làm rất tốt trong việc xây dựng và phát triển kinh tế trong 25 năm qua. FDI đóng vai trò quan trọng trong thành tựu này. Tôi được biết Việt Nam có nhìn nhận điều đó và nỗ lực để tạo ra một môi trường phù hợp, đặc biệt trong thế giới hậu COVID-19, để thu hút đầu tư.

* Ông cho rằng Việt Nam có những thế mạnh nào và cần củng cố thêm điều gì để trở nên cạnh tranh hơn?

- Theo tôi, Việt Nam đang làm rất tốt trong việc thu hút đầu tư từ nước ngoài nhờ nguồn lao động trẻ, năng động, ngày càng giàu tri thức và chăm chỉ. Các cải cách và những đột phá trong kinh tế các bạn đã đạt được cũng khiến nhiều người lạc quan về tương lai của Việt Nam.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp, từ năng lượng đến tiêu dùng và cơ sở vật chất, cũng mang lại nhiều cơ hội tại Việt Nam. Một trong những mảng chúng tôi khuyến khích Việt Nam chú trọng là dịch vụ kỹ thuật số, công nghệ thông tin và an ninh mạng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần đảm bảo nền tảng pháp quyền cũng như cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp ngoại thấy, thông qua các chính sách và cơ sở hạ tầng, rằng họ được chào đón. Việt Nam cũng cần phải đảm bảo các chính sách về thuế phải minh bạch, công bằng và thống nhất.

Đồng thời xây dựng môi trường pháp lý ổn định, đảm bảo các doanh nghiệp có thể dựa vào cơ chế pháp lý, hòa giải và tiếp cận được các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam để giải quyết tranh chấp và thách thức của mình.

Mỹ cam kết về Biển Đông

Mỹ đang tiến tới giai đoạn bầu cử vào tháng 11-2020, thời điểm Tổng thống Donald Trump sẽ cạnh tranh trực tiếp với ứng viên Joe Biden của Đảng Dân chủ. Theo đại sứ Daniel Kritenbrink, dù sắp tới ai đắc cử, Mỹ sẽ tiếp tục cam kết của mình tại Biển Đông.

"Nếu các bạn nhìn lại chính sách ngoại giao của Mỹ từ năm 1945, tôi nghĩ các bạn sẽ thấy sự tiếp nối rõ rệt từ đó cho tới nay. Tôi không đủ kiêu ngạo để khẳng định trước với các bạn rằng tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ làm gì hay là ai, nhưng tôi tự tin rằng chính sách ngoại giao của chúng tôi kể từ sau Thế chiến 2 có tính nhất quán tuyệt vời.

Chính sách ngoại giao của Mỹ tiếp tục được xây dựng dựa trên niềm tin rằng quốc gia của chúng tôi sẽ lớn mạnh và an ninh hơn nếu chúng tôi có các đồng minh, đối tác cùng bạn bè mạnh và thịnh vượng. Chúng tôi tiếp tục tin vào việc duy trì luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa bình và tự do hàng hải.

Chúng tôi tin rằng vùng nước quan trọng như Biển Đông đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó có Mỹ. Đó là lý do chúng tôi quan tâm" - Đại sứ Kritenbrink nói.

Ngân hàng Thế giới khẳng định Việt Nam là hình mẫu chia sẻ cho các nước mới nổi

TTO - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione ngày 22-6 khẳng định với những thành công gần đây, ông tin rằng Việt Nam thực sự là hình mẫu để chia sẻ cho các nước mới nổi.

NGUYÊN HẠNH - TUẤN SƠN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Nga Putin cách chức Bộ trưởng Giao thông

Ngày 7-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh cách chức Bộ trưởng Giao thông vận tải Roman Starovoit.

Tổng thống Nga Putin cách chức Bộ trưởng Giao thông

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng do Hy Lạp vận hành đã buộc phải rời bỏ tàu sau khi bị tấn công bằng súng, done trên biển và tên lửa ở Biển Đỏ vào ngày 6-7.

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Cơn bão Danas đổ bộ vào khu vực đông dân ở phía tây Đài Loan với gió mạnh kỷ lục và mưa lớn gây thiệt hại về hạ tầng và thương vong.

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đây là câu hỏi gây chấn động đang được đặt ra giữa làn sóng tranh cãi về quyền công dân theo những chính sách mới.

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar