21/01/2016 16:02 GMT+7

Đại học Huflit tăng học phí cao và không rõ ràng?

MINH GIẢNG - TÂM AN
MINH GIẢNG - TÂM AN

TTO - Nhiều sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM (Huflit) phản ánh trường tăng học phí quá cao và không rõ ràng.

Trên diễn đàn HUFLIT confessions, hàng trăm ý kiến của các bạn sinh viên xoay quanh việc nhà trường tăng học phí, đa phần các bạn đều than thở, bức xúc, có bạn còn cho rằng... "bất lực" vì biết dù có than thở thì tình hình cũng không được giải quyết.

Tăng bất thường

Bạn Nguyễn Thị L.A (sinh viên năm 3) nói: “Mình nghĩ rằng tất cả các bạn sinh viên đều đặt dấu hỏi về việc tăng học phí của trường. Trường cam kết mỗi năm tăng 5-10% so với học kì trước, nhưng thực tế cho thấy, đối với tín chỉ lý thuyết, năm ngoái là 450.000 đồng/chỉ, thì năm nay đã là 550.000 đồng/chỉ, còn với tín chỉ môn thực hành thì nhân lên 1.5 lần”.

"Khi đem thắc mắc ra để hỏi các phòng có liên quan trong trường thì đều nhận được câu trả lời như “sẽ liên hệ cấp trên để tìm hiểu thêm”, “sẽ trả lời em trong thời gian sớm nhất”, hay “sẽ phản hồi cho em trong học kì sau”. Nhà trường không đưa ra 1 giải thích nào hợp lý cho việc tăng tiền học phí như vậy” - L.A. nói thêm.

Tương tự ý kiến đó, bạn Hân (sinh viên năm 2 trường Huflit) cũng cho rằng hầu hết các bạn sinh viên đều xác nhận rằng trường thông báo tăng khoảng 10% một năm, nhưng học kì vừa rồi lại tăng hơn 22%. “Mình cảm thấy không thỏa đáng” - Hân bức xúc.

Bạn Nguyễn Minh (sinh viên năm nhất) tâm sự: “Ban đầu trường nói chỉ tăng khoảng 10% học phí nhưng không phải năm nào cũng tăng, và cũng không nói rõ ràng tăng trên tổng học phí hay tăng trên số tín chỉ môn học đăng ký. Bản thân là một sinh viên tự lập, nhắm số tiền hàng tháng bỏ ra để chi trả học phí là tầm 1,9 triệu đến 2.1 triệu đồng là hoàn toàn kham được nên mình mới dám đăng ký học. Tuy nhiên giờ lại tăng đột biến, mà tăng trên tổng học phí như vậy thiệt quá sức”.

Học phí tăng do tín chỉ tăng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Hồng Vân - giám đốc Trung tâm truyền thông - quan hệ doanh nghiệp Huflit - cho biết việc tăng học phí nằm trong lộ trình của nhà trường và đã được thông báo vào đầu năm cho sinh viên. Khóa có mức học phí tăng nhiều nhất là khóa 2014 do thay đổi cách đào tạo.

“Năm đầu tiên, học phí nhà trường cố định với những môn đại cương. Từ năm thứ 2 trường sẽ đào tạo theo tín chỉ. Khóa trước, một tín chỉ là 450.000 đồng, khóa 2014 là 550.000 đồng. Hơn nữa, vì các khoa đào tạo tập trung vào các năm 2,3 để năm thứ 4 sinh viên có nhiều thời gian cho việc thực tập nên số tín chỉ ở hai năm học này khá nhiều" - ông Vân nói.

Theo ông Vân, chính điều này đã đưa học phí hai năm học này tăng so với năm trước. Tuy nhiên đến năm thứ 4 học phí sẽ giảm do số tín chỉ sinh viên phải học còn khá ít. Trường tăng học phí theo lộ trình trung bình từ 10 đến 15%/năm. Tuy học phí năm nay tăng so với năm trước nhưng mức tăng tổng học phí của khóa học chỉ dao động trong mức nói trên.

Cũng theo ông Vân, năm nay học phí tăng nhiều nhất có khoa lên đến gần 10 triệu đồng tuy nhiên cũng có khóa lại giảm vài phần trăm so với năm trước.

“Có thể sinh viên chưa có thông tin đầy đủ khi thấy học phí năm nay cao hơn năm trước nhưng nếu tính tổng học phí cả khóa học vẫn nằm trong ngưỡng từ 10 đến 15% theo lộ trình của trường. Theo lộ trình này, học phí của trường sẽ tăng dần lên mức trần khoảng 24 triệu đồng. Khi đó, trường không tăng học phí theo lộ trình nữa mà chỉ tăng căn cứ vào mức trượt giá” - ông Vân cho biết thêm.

Theo giải thích của trường này, mức học phí hiện nay của trường nằm ở mức trung bình thấp so với các trường ngoài công lập khác. Trong khi đó các phòng học được trang bị máy lạnh, máy chiếu, sĩ số các lớp chuyên ngành không quá 45 sinh viên, các lớp lý thuyết không quá 120 sinh viên.

"Việc tăng học phí để đảm bảo kinh phí nâng cao chất lượng cũng như quy mô đào tạo của trường. Từ năm học này, trường đã mời thêm chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại khoa ngoại ngữ (từ trước đến nay, các ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học luôn có chuyên gia nước ngoài). Sinh viên gặp khó khăn về kinh tế có thể đăng ký ít tín chỉ hơn để giảm mức học phí tuy diều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ học tập” - ông Vân nói.

Liên quan đến phản ảnh của sinh viên về việc trường tăng học phí nhưng chất lượng đào tạo không có thay đổi, máy chiếu ở phòng học liên tục bị hư, ông Vân giải thích: "Trường đã giao cho các khoa và phòng ban liên quan đảm bảo chất lượng cũng như thiết bị giảng dạy và cũng thường xuyên kiểm tra việc này. Nếu có tắc trách chỗ nào đó, trường sẽ kiểm tra lại".

Bạn Nguyễn Châu Y.N (sinh viên năm 2) lại cho rằng việc tăng học phí nhưng chất lượng đào tạo không có thay đổi gì quá mới mẻ. Cụ thể là cách dạy của giảng viên vẫn như vậy, máy lạnh tốt nhưng máy chiếu lại rất hay chập chờn, đã cũ, hay tắt.

Đồng tình với bạn Y.N, bạn Linh cũng chia sẻ: “Máy chiếu không thể nào tệ hơn được. Cách đối xử của các thầy cô trong các văn phòng cũng không hồ hởi, đôi khi là khó chịu và nói thẳng ra là mình có cảm giác như không muốn giúp đỡ sinh viên, chỉ trả lời qua loa cho qua chuyện”.

MINH GIẢNG - TÂM AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar