19/05/2025 16:19 GMT+7

'Đại gia' bảo hiểm lãnh phạt do chây ì bồi thường

Bảo hiểm Hàng không VNI (tên mới DBV) vừa bị phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động kinh doanh. Đây là doanh nghiệp top đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt mảng bảo hiểm xe cơ giới.

'Đại gia' bảo hiểm lãnh phạt do chây ì bồi thường - Ảnh 1.

Bảo hiểm xe cơ giới (ô tô, xe máy) là sản phẩm chủ lực của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có VNI (nay là DBV) - Ảnh minh họa: AI

Dính nhiều sai phạm

Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ra quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không (VNI, nay là Bảo hiểm DBV), liên quan đến nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Doanh nghiệp bị phạt 180 triệu đồng do trích lập dự phòng sai quy định pháp luật. Ngoài ra còn lãnh phạt 50 triệu đồng vì chậm trễ trong việc chi trả bồi thường cho khách hàng. Song song đó còn dính lỗi cung cấp báo cáo có nội dung và số liệu thiếu đầy đủ, không chính xác. Tổng số tiền doanh nghiệp này phải nộp phạt là 260 triệu đồng.

Cũng trong năm 2025, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã công bố kết luận thanh tra đối với hãng bảo hiểm, chỉ ra hàng loạt vi phạm ở giai đoạn 2023.

Doanh nghiệp chậm trễ trong chi trả bồi thường. Có trường hợp bị “ngâm” tới hơn 600 ngày mới được nhận tiền, trong khi theo quy định trong vòng 15-30 ngày.

Doanh nghiệp còn sai phạm khi chi trả bồi thường thấp hơn quy định. Chẳng hạn, hãng bảo hiểm chỉ bồi thường 30 triệu đồng khi nạn nhân tử vong. 

Trong khi theo quy định, số tiền bồi thường tử vong là 150 triệu đồng, hoặc theo thỏa thuận giữa chủ xe và người bị thiệt hại là 110 triệu đồng.

Thêm vào đó doanh nghiệp còn có sự bất nhất trong báo cáo và thực tế ở nhiều hồ sơ quan trọng. Chưa tuân thủ đúng các quy định về mẫu biểu báo cáo, tiếp nhận thông tin tai nạn qua đường dây nóng và thời hạn cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.

Đổi tên thương hiệu để thuận lợi làm ăn, bảo hiểm xe cơ giới góp doanh thu lớn nhất

Mới đây Bảo hiểm VNI thông báo chính thức đổi tên thương hiệu thành Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo hiểm DBV, được Bộ Tài chính thông qua vào đầu tháng 5-2025.

Phía doanh nghiệp cho biết với sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Bảo hiểm DBI (Hàn Quốc, cổ đông chiến lược sở hữu 75% vốn), doanh nghiệp sẽ tận dụng những lợi thế vượt trội để thúc đẩy phát triển kinh doanh.

“Việc đổi tên thương hiệu không chỉ là sự thay đổi về hình ảnh, mà còn là cột mốc quan trọng trong hành trình chuyển đổi mạnh mẽ của công ty”, ông Lê Tuấn Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị Bảo hiểm DBV - khẳng định.

Về kế hoạch năm 2025, hãng đặt mục tiêu tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt 3.760 tỉ đồng, tăng 30% so với năm ngoái. Hai nghiệp vụ chủ lực gồm bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong năm 2024, doanh nghiệp gặt hái tổng doanh thu bảo hiểm gốc 2.895 tỉ đồng, hoàn thành hơn 106% kế hoạch đặt ra trước đó, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng bảo hiểm xe cơ giới đóng góp hơn 1.800 tỉ đồng, chiếm trên 62% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có doanh số từ bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản kỹ thuật và hàng hải. Trừ các chi phí, lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 180 tỉ đồng (+36%).

“Ăn chặn” tiền bồi thường bảo hiểm xe

Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới được xem là “mỏ vàng” của các doanh nghiệp khối phi nhân thọ, nhờ nguồn thu lớn và nhiều bất cập trong bồi thường vẫn tồn tại. Thay vì được bảo vệ quyền lợi, nhiều khách hàng phải đối mặt thủ tục rườm rà, thậm chí bị cắt xén tiền bồi thường.

Không chỉ riêng khách hàng ở Bảo hiểm VNI (tên mới DBV), theo kết luận từ Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tình trạng “ăn chặn” tiền bồi thường cũng diễn ra ở Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (góp vốn bởi Bảo hiểm Bảo Minh - Việt Nam, Sompo Japan - Nhật Bản và KB Insurance - Hàn Quốc).

Kết luận thanh tra được công bố vào năm 2025 chỉ ra nhiều sai phạm ở giai đoạn 2023 của Bảo hiểm Liên Hiệp. Cụ thể, doanh nghiệp bị phát hiện đã tự ý giảm số tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng, trái quy định pháp luật.

Nổi bật có trường hợp gặp tai nạn giao thông và yêu cầu bồi thường, nhưng công ty chỉ chi trả khoảng 20 triệu đồng, thấp hơn một nửa so với quy định, với lý do khách “va chạm với bên thứ ba, không có hồ sơ công an”.

Có hồ sơ khác, công ty đưa ra lý do khấu hao tài sản, tự tiện trừ 15% tiền bồi thường cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp công ty còn viện cớ “cắn” bớt tiền bồi thường, hoặc có khi còn không thèm nêu bất kỳ lý do nào, khách âm thầm chịu thiệt.

Bảo hiểm PJICO đột ngột cho nhiều 'sếp lớn' thôi chức

PJICO - hãng bảo hiểm top đầu khối phi nhân thọ, xem việc bán bảo hiểm xe cơ giới là 'nghiệp vụ xương sống', vừa có sự thay đổi lớn trong dàn nhân sự cấp cao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin liên quan đến trái sầu riêng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu thông tin báo chí nêu về việc 'sầu riêng vẫn loay hoay giải quyết chất vàng O'.

Phó thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin liên quan đến trái sầu riêng

VNG chính thức bổ nhiệm CEO mới

Công ty cổ phần VNG công bố bổ nhiệm ông Kelly Yin Hon Wong làm tổng giám đốc (CEO). Trước đó, ông từng là phó tổng giám đốc VNG, kiêm tổng giám đốc VNGGames.

VNG chính thức bổ nhiệm CEO mới

Mua hàng ngoại online: Người Việt mạnh tay chi tiền

Mạnh tay chi tiền để mua sắm online xuyên biên giới, nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam trở thành "khách quen" trên các sàn thương mại điện tử lớn và các trang web Mỹ, Anh, Nhật, Hàn... Hàng loạt dịch vụ ăn theo cũng hoạt động sôi nổi, kiếm bộn tiền.

Mua hàng ngoại online: Người Việt mạnh tay chi tiền

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu các bộ ngành triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Cận cảnh nơi chuẩn bị khởi công dự án hơn 1,5 tỉ USD của Tập đoàn Trump tại Hưng Yên

Từ sáng 21-5, đông đảo người dân các xã Tân Châu, Tứ Dân… (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đã có mặt chờ đón lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf trị giá hơn 1,5 tỉ USD.

Cận cảnh nơi chuẩn bị khởi công dự án hơn 1,5 tỉ USD của Tập đoàn Trump tại Hưng Yên

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Từ đầu năm trở lại đây, giá cát ở Hà Tĩnh tăng cao khiến nhiều người dân đang xây nhà lao đao bởi dự toán đội lên hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ dân thậm chí tạm gác việc xây nhà để chờ giá cát hạ xuống.

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar