19/04/2020 11:43 GMT+7

Đại dịch ngày càng cướp đi nhiều nghệ sĩ gắn bó với ký ức của chúng ta

LÊ GIANG
LÊ GIANG

TTO - Ca từ kinh điển trong bài nhạc tình đau đớn Aline của danh ca Pháp Christophe gây xúc động hơn bao giờ hết. Hôm 16-4, thế giới tiễn đưa chính ông về cõi vĩnh hằng.

Đại dịch ngày càng cướp đi nhiều nghệ sĩ gắn bó với ký ức của chúng ta - Ảnh 1.

Ca sĩ Christophe với khán giả Việt Nam sau đêm diễn 23-11-2013 tại Sài Gòn - Ảnh: T.T.D.

Để tưởng nhớ các nghệ sĩ, không có cách nào tốt hơn là để di sản của họ sống trong mỗi chúng ta.

"Tôi vẽ lên cát khuôn mặt em ngọt ngào. Nụ cười mến thương. Sau cơn bão, hình bóng em tan dần. Và tôi đã khóc, đã khóc. Aline!". Ca từ kinh điển trong bài nhạc tình đau đớn Aline của danh ca Pháp Christophe gây xúc động hơn bao giờ hết. Hôm 16-4, thế giới tiễn đưa chính ông về cõi vĩnh hằng.

1. Virus SARS-CoV-2 quái ác đã cướp đi Christophe, giọng ca của những tình khúc làm thổn thức nhiều thế hệ người Việt trước 1975. Aline, được Phạm Duy chuyển ngữ thành ca khúc Gửi người yêu dấu, hay Mal (Cơn đau tình ái), Je Suis Parti (Biệt khúc)... là những nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Christophe.

Nam danh ca từng song ca với nhiều nghệ sĩ Việt hải ngoại. Tình khúc của ông được Elvis Phương, Thanh Lan, Ngọc Lan... thể hiện. Năm 2013, Christophe biểu diễn tại TP.HCM, trong một đêm không quên của khán giả yêu nhạc Pháp thời đó.

Mal - Christophe

"Và tôi đã khóc, đã khóc". Giọt nước mắt biệt ly trong Aline của Christophe giờ đây hóa tiếng khóc thương của hàng triệu người hâm mộ, đặc biệt là những nghệ sĩ Việt từng may mắn hòa ca với ông.

Ca sĩ Đồng Lan (sống ở Pháp và từng gặp Christophe nhiều lần) đăng ảnh kỷ niệm với ông và viết bằng tiếng Pháp: "Paris, đi tìm C của tôi. Để nói thiên đường tìm thấy".

Cùng ngày với sự ra đi của Christophe (hôm 16-4), Luis Sepúlveda - văn sĩ vĩ đại của Chile - cũng rời cõi tạm. Lão già mê đọc truyện tình là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Còn ở Việt Nam, Chuyện con mèo dạy hải âu bay (giải Sách hay năm 2012) là cuốn sách làm xiêu lòng độc giả nhiều thế hệ.

Đại dịch ngày càng cướp đi nhiều nghệ sĩ gắn bó với ký ức của chúng ta - Ảnh 4.

Nhà văn Luis Sepúlveda

Trong tác phẩm dành cho thiếu nhi này, Luis Sepúlveda viết: "Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương kẻ nào đó giống mình, nhưng yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn".

Nhân vật của ông - mèo mập Zorba và nhóm bạn mèo dành cho bé hải âu Lucky tình yêu thương vô bờ. Yêu thương là phép mầu, giúp những chú mèo không hề biết bay có thể dạy cô bé hải âu cách tung cánh giữa bầu trời xanh của tự do.

Đại dịch ngày càng cướp đi nhiều nghệ sĩ gắn bó với ký ức của chúng ta - Ảnh 5.

Một số tác phẩm của nhà văn Luis Sepulveda được xuất bản tại Việt Nam - Ảnh: KIM HANI

2. Con số những nghệ sĩ qua đời lên đến hàng chục người. Có những người già cả, 80-90 tuổi, nhưng cũng có người mới qua 50.

Nhưng nghệ thuật không có tuổi, miễn là còn sức sáng tạo, người nghệ sĩ vẫn còn có thể cống hiến. Vì thế, tổn thất của nền nghệ thuật do COVID-19 không thể đo đếm được.

Khán giả Việt Nam đang dần cảm nhận được nỗi mất mát khi đại dịch ngày càng cướp đi nhiều nghệ sĩ gắn bó với ký ức của mình.

Đặc biệt, những ngày này, giá trị của nghệ thuật đối với con người lại càng hiện rõ. Bởi, cuộc sống những ngày qua hẳn tẻ nhạt biết chừng nào nếu thiếu những bộ phim, bài hát, cuốn sách, vở kịch hay chương trình nghệ thuật trực tuyến từ các nghệ sĩ.

Nếu thực phẩm là nguồn sống cho cơ thể hữu hình thì nghệ thuật là nguồn sống của tâm hồn vô hình. Với phim, nhạc, sách, chúng ta nhìn ra thế giới và tự nhắc bản thân hi vọng, bước tới.

Main dans la main - Christophe

"Rõ ràng là quãng ngày dài ở nhà khiến mọi người có thời gian suy nghĩ sâu hơn về mọi thứ xung quanh, trân trọng những điều đơn giản hơn - đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh nói với Tuổi Trẻ - Trước đây, ít ai nghĩ mình thư thái xem hết một vở ballet, xem phim truyền hình nhiều giờ liền hay xem một lúc vài phim truyện trên các ứng dụng giải trí.

Mọi thứ diễn ra chậm lại khiến mọi người trân trọng nghệ thuật hơn, nếu không thì chúng ta chỉ còn lại nhu cầu được an toàn và ăn uống".

Để tưởng nhớ các nghệ sĩ, không có cách nào tốt hơn là ngồi xuống xem hết cuốn phim, nghe hết bài nhạc, đọc hết cuốn sách, cảm nhận thật sâu và để di sản của họ sống trong mỗi chúng ta.

Ở tuổi 74 và 70, Christophe và Luis Sepúlveda thuộc nhóm cao tuổi, những người mong manh nhất giữa đại dịch. Vì COVID-19, nhân loại đã mất đi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác.

Đó là huyền thoại âm nhạc Mỹ John Prine, danh hài Anh Tim Brooke-Taylor, huyền thoại saxophone Manu Dibango, ngôi sao nhạc rock Alan Merrill, ca/nhạc sĩ Adam Schlesinger, ca sĩ Joe Diffie, diễn viên Andrew Jack, nhà soạn kịch Terrence McNally, diễn viên Ý Lucia Bose, vua hài Nhật Bản Ken Shimura…

Danh ca người Pháp Christophe qua đời vì COVID-19

TTO - Người yêu nhạc toàn thế giới vừa mất thêm một tài năng nữa vì COVID-19: danh ca người Pháp Christophe, người nổi tiếng với những bản hit Aline, Les amoureux qui passent, Mal.

LÊ GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar