06/05/2020 14:37 GMT+7

Đại dịch COVID-19 tái hiện đại dịch cúm 1918

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Năm 2020 có nhiều điểm tương đồng với năm 1918. Đây là hai thời điểm thế giới bùng phát đại dịch chết người, một là dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dịch cúm Tây Ban Nha.

Đại dịch COVID-19 tái hiện đại dịch cúm 1918 - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của trên 250.000 người. Ảnh: TTXVN

Mặc dù có một thế kỷ tiến bộ trong khoa học, năm 2020 có nhiều điểm tương đồng với năm 1918. Đây là hai thời điểm thế giới bùng phát đại dịch chết người, một là dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dịch cúm Tây Ban Nha.

Năm 1918, không ai được tiêm vaccine phòng bệnh, điều trị hay chữa khỏi bệnh cúm khi đại dịch tàn phá thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người. Tại thời điểm này, không một ai biết tới sự tồn tại của virus Corona. Trong khi đó, khoa học hiện đại ngày nay đã nhanh chóng xác định được chủng virus Corona mới, lập bản đồ mã di truyền và phát triển các bộ xét nghiệm chẩn đoán... Điều đó đã mang lại cho loài người nhiều cơ hội để hạn chế tổn thất.

Nhưng những cách để tránh bị nhiễm bệnh và phải làm gì khi bị bệnh thì ít thay đổi.

Ông John M.Barry - tác giả của cuốn sách 'Đại dịch cúm' - cho rằng giống như COVID-19, đại dịch năm 1918 có nguồn gốc từ một loại virus đường hô hấp lây truyền từ động vật sang người theo cách tương tự và có bệnh lý tương tự. Giãn cách xã hội, rửa tay và mang khẩu trang là biện pháp phòng chống dịch bệnh tại thời điểm đó và cả trong dịch COVID-19 hiện tại.

Những chỉ dẫn y tế trong đại dịch 1918 vẫn hiệu lực cho đến ngày nay. Đó là khi mắc bệnh, bạn hãy ở nhà, nghỉ ngơi trên giường, giữ ấm, uống nước nóng và ở yên trong nhà cho đến khi các triệu chứng qua đi. Đây là khuyến nghị của bác sĩ John Dill Robertson - Ủy viên y tế tại Chicago, Mỹ vào năm 1918. Ông cũng đưa ra lời khuyên người bệnh cần tiếp tục cẩn trọng trước nguy cơ biến chứng do viêm phổi và một số loại bệnh khác sau khi hết cúm.

Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa chủng virus năm 1918 và chủng virus 2020. Cúm Tây Ban Nha đặc biệt nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh từ 20 đến 40 tuổi. Theo mô tả của ông Barry, khi bị virus xâm nhập cơ thể, các kháng thể của người bệnh bám đuổi chúng và hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ tung mọi vũ khí để đối phó với chúng. 'Chiến trường' của trận chiến này là hai lá phổi.

Trong khi đó, đối tượng tấn công của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 phần lớn là người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền. Và hầu hết các nước sau khi dịch bệnh bùng phát cũng đã nhanh chóng công bố các quy định giãn cách xã hội, phong tỏa biên giới, đóng cửa trường học, cơ sở kinh doanh và tạm dừng các hoạt động kinh tế để khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Ước tính có khoảng 675.000 người Mỹ đã chết trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, được cho là đã lây nhiễm tới 30% dân số toàn cầu.

Trong khi đó, sau khi dịch COVID-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến nay đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của trên 250.000 người và khiến hơn 3,6 triệu người nhiễm bệnh.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Hang Sơn Đoòng là bối cảnh phim Ấn Độ; Côn trùng có thể nghe cây cối nói chuyện

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 16-7.

Điểm tin 8h: Hang Sơn Đoòng là bối cảnh phim Ấn Độ; Côn trùng có thể nghe cây cối nói chuyện

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.990 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2025

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Mã trường: DCN) là cơ sở giáo dục đại học công lập với bề dày lịch sử 127 năm xây dựng và phát triển, luôn được đánh giá là cơ sở đào tạo cán bộ kinh tế - kỹ thuật hàng đầu của cả nước.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.990 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2025

Đường huyết tăng nhẹ cũng làm suy giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới

Một nghiên cứu mới cho thấy, tuổi tác không phải là thủ phạm duy nhất làm suy giảm khả năng tình dục của nam giới - mà chính sự tăng nhẹ đường huyết mới đóng vai trò lớn hơn nhiều.

Đường huyết tăng nhẹ cũng làm suy giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới

New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế

Ngày 14-7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỉ NZD (tương đương 4,32 tỉ USD) vào năm 2034.

New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế

Tây Ban Nha thu hút khách quốc tế đến các địa điểm du lịch nội địa

Chính phủ Tây Ban Nha đang khuyến khích các du khách quốc tế khám phá các địa điểm du lịch nội địa của nước này nhằm đa dạng hóa các điểm đến, đồng thời giải quyết tình trạng quá tải tại các bãi biển ở Địa Trung Hải.

Tây Ban Nha thu hút khách quốc tế đến các địa điểm du lịch nội địa

Laptop cũ, điện thoại hỏng ‘lên ngôi’ trong cơn sốt đất hiếm

Tái chế đang được coi là giải pháp khả thi trước bài toán thiếu hụt đất hiếm hiện nay.

Laptop cũ, điện thoại hỏng ‘lên ngôi’ trong cơn sốt đất hiếm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar