13/05/2025 17:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

khoa học - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 13-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cánh cửa rất quan trọng để các mô hình khoa học công nghệ mới ra đời và lớn lên

Dự luật này thu hút sự quan tâm rất nhiều của đại biểu, khi chủ tọa dừng phần thảo luận vẫn còn 17 đại biểu đăng ký nhưng chưa phát biểu.

Nhiều đại biểu phát biểu tập trung vào các quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, chấp nhận rủi ro trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) đánh giá: "Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong dự luật cho phép thử nghiệm công nghệ mới, chấp nhận rủi ro, sai sót để sửa chữa, không bị phạt ngay. Đây là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên".

Theo bà Trân, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ địa phương nghiệm thu xong không được ứng dụng thực tiễn, gây lãng phí và giảm niềm tin đầu tư.

Luật lần đầu tiên quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, cho phép Chính phủ chi tiết hóa từng loại hình, lĩnh vực, đối tượng, tạo khung pháp lý chung, đa lĩnh vực, nhất là công nghệ mới (AI, y tế số, chuyển đổi số…).

Dù vậy, nữ đại biểu cho hay để thực sự phát huy đúng ý nghĩa đề ra cần luật hóa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong dự luật để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất.

Tăng cường vai trò điều phối của Chính phủ và trách nhiệm phối hợp liên ngành. Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia thử nghiệm được minh định, an toàn pháp lý.

Mặt khác, dự thảo cũng cần quy định rõ đối tượng được cấp phép thử nghiệm theo đúng quy định của pháp luật thì không bị xử lý nếu có sơ suất trong phạm vi thử nghiệm.

Trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quy định, ban hành danh mục ngành, nghề được phép thử nghiệm, kiểm duyệt, thời gian thử nghiệm và đánh giá kết quả, phối hợp triển khai thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và công khai để mô hình tốt được nhân rộng.

Không có cơ chế minh bạch, quy định dễ bị lạm dụng

khoa học - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho hay hoàn toàn ủng hộ việc luật hóa tinh thần "chấp nhận rủi ro", vì bản chất của nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là chấp nhận thất bại có kiểm soát.

Tuy nhiên theo bà, nếu không có cơ chế minh bạch, quy định này dễ bị lạm dụng. Do vậy, đại biểu đề nghị làm rõ ranh giới giữa rủi ro chấp nhận được (ví dụ sai số mô hình, thất bại thử nghiệm...) và sai phạm không thể miễn trừ (gian lận, đạo đức nghiên cứu yếu kém...).

Cùng với đó, thành lập hội đồng đánh giá rủi ro có chuyên môn sâu và độc lập. Thiết lập quỹ riêng cho nghiên cứu mạo hiểm, vận hành theo cơ chế "đầu tư rủi ro công", đánh giá dựa trên tiềm năng sáng tạo chứ không chỉ là đầu ra hữu hình.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng các nội dung về cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo còn chung chung.

Khoản 1 quy định không bị truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự về thiệt hại cho Nhà nước nếu tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định, không gian lận, vi phạm pháp luật hoặc sử dụng sai mục tiêu, phạm vi kinh phí.

Khoản 4 quy định Chính phủ sẽ chi tiết tiêu chí xác định rủi ro và đánh giá việc tuân thủ, nhưng chưa nêu rõ quy trình cụ thể cho cá nhân, tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quan trọng nữa là cơ quan, tổ chức nào là người xác định đúng quy trình, quy định này…

"Nghiên cứu khoa học sẽ có hai hướng, một hướng thành công bởi vì kết quả đáp ứng được mong đợi và kỳ vọng của các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý. Nhưng cũng có xu hướng là thất bại, dùng hết tâm sức, cơ sở vật chất, tâm huyết, thậm chí tìm cả thầy, tìm cả mọi người về, nhưng nghiên cứu kết quả vẫn thất bại" - bà Thu nói.

Từ đó đại biểu đặt vấn đề: "Mình chấp nhận rủi ro, nhưng đến mức độ nào? Có những trường hợp dù biết hướng nghiên cứu có nguy cơ thất bại, vẫn cố gắng mà kết quả không đến. Vậy giới hạn chấp nhận rủi ro là bao nhiêu, đây là điểm khó. Việc quyết định rủi ro hay thành công cũng là vấn đề nan giải".

Bà Thu đề nghị bổ sung quy trình, tiêu chí đánh giá rủi ro khoa học hợp lý, và đơn vị thẩm định rõ ràng để tránh hiểu sai, lợi dụng gây thất thoát ngân sách.

Đề xuất miễn trách nhiệm dân sự, hình sự với cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học vì 'rất rủi ro'

Đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị cần có cơ chế miễn trách nhiệm hình sự với cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học nếu đáp ứng được các tiêu chí khách quan về quy trình thủ tục.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar