16/01/2024 12:08 GMT+7

Đại biểu lo chương trình mục tiêu quốc gia chính sách lửng lơ, dân không muốn thoát nghèo

Sáng 16-1, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 8 cơ chế đặc thù.

Đại biểu đoàn TP.HCM Nguyễn Minh Đức - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu đoàn TP.HCM Nguyễn Minh Đức - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn

Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức (đại biểu đoàn TP.HCM) cho rằng qua giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có nhiều vướng mắc, bất cập, nên cần phải có nghị quyết với cơ chế đặc thù.

Tuy nhiên, ông băn khoăn một số nội dung trong dự thảo nghị quyết khi đưa ra giải thích một loạt thuật ngữ.

Ví dụ như các dự án thành phần, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi, liên kết cộng đồng, người dân, phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng quy mô nhỏ…

Chỉ hỗ trợ doanh nghiệp có liên kết, không hỗ trợ cá nhân thì khó

Trong khi theo chương trình, bắt buộc phải có doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp tác với cá nhân và hộ gia đình…

Tức là để thực hiện dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, được phân bổ ngân sách, cá nhân không thể thực hiện được, mà phải có liên kết và có dự án.

"Nếu nghị quyết không cụ thể sẽ khó triển khai ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làng bản, nơi chỉ có chục hộ cách xa nhau.

Vậy tuyên truyền thế nào, liên kết với nhau sản xuất trong tiểu dự án để thực hiện sao cho hiệu quả?" - ông Đức đặt vấn đề.

Nghị quyết này quy định về các chương trình phát triển như mỗi xã một sản phẩm, các chương trình làng nghề, du lịch nông thôn…

Theo ông Đức, ba nhóm này thường gắn với đồng bằng nhiều hơn. Do đó, cần phải đánh giá các chương trình gắn với cơ chế mở, nếu không sẽ khó khăn trong triển khai.

Về ủy thác vốn cân đối ngân sách cho địa phương, nghị quyết nêu HĐND cấp tỉnh, huyện được bố trí vốn cân đối.

Tuy nhiên, đại biểu Đức cho rằng cần phải đối chiếu so sánh với Luật Đầu tư công, làm rõ việc cấp tỉnh và huyện sẽ được quyết định số vốn là bao nhiêu. "Quy định hiện nay là lửng lơ sẽ khó triển khai" - ông đánh giá.

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn cũng cho rằng cần có cơ chế linh hoạt trong dự toán, thanh quyết toán ngân sách trong cả giai đoạn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia, để khi cần điều chỉnh thì không vướng.

Như với cơ chế quản lý sử dụng tài sản hình thành từ hỗ trợ sản xuất, ông Toàn đề nghị cần thiết kế cơ chế Nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án cho người dân, hộ gia đình.

Gắn với đó là cơ chế giám sát quá trình dùng vốn ngân sách đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, lợi ích nhóm.

Người dân có tư tưởng chưa yên tâm thoát nghèo

Về thí điểm phân cấp, ông Toàn đồng tình việc phân cấp nhưng băn khoăn việc thí điểm. Bởi theo tờ trình Chính phủ đề nghị giao mỗi tỉnh chọn 1 huyện để thí điểm, trong khi thời gian tới 2025 rất ngắn, nên tính hiệu quả, tác động không cao.

Do đó, ông đề nghị có quy định mở là có thể thực hiện theo quy định hiện hành, hoặc phân cấp quyền quyết định sử dụng vốn cho UBND hoặc HĐND cấp tỉnh quyết định.

Từ đó, giao đơn vị nào thực hiện mức độ ra sao sẽ do địa phương quyết định phù hợp thực tế, chứ không thí điểm cho cấp huyện.

Liên quan tới cơ chế đặc thù, theo ông Toàn, hiện có nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội tại nông thôn với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Tuy nhiên, người dân có tư tưởng chưa yên tâm thoát khỏi hộ nghèo, vì khoảng cách thu nhập giữa hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn đa chiều mới vẫn còn mong manh.

"Nếu không có hỗ trợ từ Nhà nước, khả năng tái nghèo có thể xảy ra" - ông nêu quan điểm và đề nghị kéo dài chính sách hỗ trợ an ninh với hộ nghèo trong giai đoạn đầu mới thoát nghèo, thời gian 3-5 năm. Đơn cử như hỗ trợ bảo hiểm y tế, học phí và các chính sách an sinh xã hội khác.

"Họ như người ốm mới khỏi bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mới. Khỏi bệnh để yên tâm sản xuất, tránh tái nghèo.

Việc này xóa bỏ tư tưởng muốn trong diện nghèo, xã nghèo để được hưởng chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước" - ông Toàn nêu quan điểm.

Chậm chương trình mục tiêu quốc gia, Phó thủ tướng nhận khuyết điểm và lo mất cán bộ

Nhận khuyết điểm về việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã phân tích các vướng mắc trong triển khai thực hiện để tập trung tháo gỡ.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

12 dự án trọng điểm chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

Ngày 11-5, TP Hải Phòng tổ chức các sự kiện, chương trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng.

12 dự án trọng điểm chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

4 nghi phạm chém người trước siêu thị ở Đà Lạt bị Công an Quảng Ngãi bắt

Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giữ 4 thanh niên chém người ở Đà Lạt khi đang lẩn trốn trên một chuyến xe khách.

4 nghi phạm chém người trước siêu thị ở Đà Lạt bị Công an Quảng Ngãi bắt

26 địa phương còn nhà tạm, dột nát, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành trước 31-10

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31-10, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

26 địa phương còn nhà tạm, dột nát, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành trước 31-10

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Bị truy nã đặc biệt do bán 2 trẻ em sang Trung Quốc, cô gái bị bắt sau 10 năm bỏ trốn

Một người phụ nữ ở huyện miền núi Quảng Nam đã bị công an bắt sau hơn 10 năm bỏ trốn do bị truy nã về hành vi mua bán người.

Bị truy nã đặc biệt do bán 2 trẻ em sang Trung Quốc, cô gái bị bắt sau 10 năm bỏ trốn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar