12/01/2020 20:48 GMT+7

Dã ngoại cho học sinh: nhu cầu của ai?

NGUYỄN VĂN MỸ (Lửa Việt Tours)
NGUYỄN VĂN MỸ (Lửa Việt Tours)

TTO - Tuần rồi, báo chí đưa tin một học sinh lớp 12 ở Sóc Trăng tử nạn khi đi tham quan ngoại khóa ở Đà Lạt. Nhiều ý kiến tranh luận việc có nên tổ chức ngoại khóa cho học sinh. Bên nói cần có vẻ lép vế. Bên nói không áp đảo hơn.

Với trẻ em, được chơi là nhu cầu số 1, hơn cả ăn. Các em cần những hoạt động cùng bạn bè như cần không khí. Nếu được tin cậy, động viên làm những việc ngoài trường lớp và sách vở, các em có thể làm được nhiều việc, vượt cả suy nghĩ của người lớn.

Tôi đã từng ký xác nhận "tham gia tích cực các hoạt động dã ngoại" cho rất nhiều em để bổ túc hồ sơ du học hoặc xin học bổng.

Khi tổ chức cho học sinh ngoại khóa, trong buổi sinh hoạt mở đầu, chúng tôi luôn nhấn mạnh và nhắc các em gửi lời biết ơn đến cha mẹ, vì đã tin cậy cho các em đi chơi, cảm ơn nhà trường và các thầy cô không quản vất vả và trách nhiệm để học sinh có những chuyến đi thú vị. Chúng ta sẽ không phụ lòng cha mẹ và thầy cô, tuân thủ nội quy chuyến đi, đảm bảo an toàn, thu được nhiều "sàng khôn", sau chuyến đi sẽ giỏi và ngoan hơn.

Với các buổi ngoại khóa, học sinh được trải nghiệm nhiều thứ từ tính tập thể, tinh thần kỷ luật, tình bạn, sự quan tâm tới người khác và những trải nghiệm về văn hóa, địa lý, lịch sử, ẩm thực, danh thắng... Nếu tổ chức tốt, đây còn là dịp quảng bá hình ảnh nhà trường với xã hội.

Về điều này, nhiều trường quốc tế xem như hoạt động thường xuyên mỗi học kỳ. Ở trường công ít có thời gian cho hoạt động ngoại khóa, chọn chuyến dã ngoại nào, đi đâu nhiều khi không phải từ nhu cầu và nguyện vọng của học sinh.

Thật vô lý khi người lớn thích đi chơi còn trẻ con thì không được. Trẻ mong muốn được vui chơi với bạn bè, một nhu cầu chính đáng. Dĩ nhiên hoạt động dã ngoại tiềm ẩn nhiều tai nạn hơn cứ để trẻ quẩn quanh trong sân trường. Hầu hết các tai nạn ngoại khóa đều đến từ sự chủ quan và thiếu chuyên nghiệp.

Để an toàn, mọi hoạt động phải có sự tham gia đầy trách nhiệm của thầy cô. Ngay cả sinh viên đi thực tập nghiệp vụ du lịch cũng có quy định về giờ giấc và những việc không được làm.

Có thể nói trẻ em Việt Nam đang chịu nhiều thiệt thòi vì ít được chơi so với các nước. Tổ chức ngoại khóa cần thiết, quan trọng là cách tổ chức. Và dù chọn cách nào - tự tổ chức hay nhờ các công ty chuyên nghiệp - thì an toàn vẫn quan trọng hơn hết.

Dã ngoại trên tinh thần tôn trọng trẻ em. Tức là chọn chương trình hữu ích và an toàn với trẻ, từ nguyện vọng của trẻ. Đừng áp đặt ý chí của người lớn đối với trẻ, ngay từ chuyện chọn điểm đến và cách đến các chương trình dã ngoại ở trường học.

Video đi dã ngoại, 5 học sinh Nghệ An chết đuối thương tâm

TTO - Buổi dã ngoại của nhóm học sinh lớp 8 ở bờ đập Trại Xanh, huyện Yên Thành, Nghệ An phút chốc chìm trong tang tóc bởi 5 em ngã xuống vũng nước sâu, mãi không trở về…

NGUYỄN VĂN MỸ (Lửa Việt Tours)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bối rối với quy định đăng ký xét tuyển riêng của các trường đại học

Nhiều trường đại học quy định đăng ký xét tuyển riêng bắt buộc phải thực hiện mới đủ điều kiện xét tuyển khiến thí sinh bối rối.

Bối rối với quy định đăng ký xét tuyển riêng của các trường đại học

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông tăng học phí, có ngành tăng từ 10,2 triệu

Năm học 2025 - 2026, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông dự kiến mức học phí 29,6 - 62,5 triệu đồng/năm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông tăng học phí, có ngành tăng từ 10,2 triệu

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Cả nước có 28.862 tiến sĩ đang làm giảng viên cơ hữu ở các trường đại học. Bình quân mỗi trường có 119 tiến sĩ.

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Hàng trăm học sinh lớp 12 tại các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nhận học bổng sớm từ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Tuyển chọn khoảng 300 ứng viên để đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo lộ trình trở thành giảng viên, nhà khoa học chất lượng cao.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar